Tin liên quan
Một ngôi làng bị phá hủy hoàn toàn sau trận động đất 2015 tại Nepal. Ảnh: AP
Các cơn dư chấn đã xảy ra trong vùng, với nhiều trường hợp bị thiệt mạng xảy ra ở Ấn Độ, Bangladesh, Tây Tạng và trên đỉnh Everest. Không chỉ gây thiệt hại về người, sau động đất, Nepal phải hứng chịu nhiều thiệt hại về vật chất.
Cụ thể, tại ngôi làng Langtang, huyện Rasuwa, cách Thủ đô Kathmandu khoảng 60 km về phía bắc đã bị phá hủy hoàn toàn. Đây là “chỗ dừng chân” quen thuộc với những người leo núi, số liệu thống kê có khoảng 55 nhà nghỉ cho du khách đã bị phá huỷ sau trận động đất kéo theo lở tuyết kinh hoàng này. Cả một dòng sông băng rơi xuống dưới thung lũng, cuốn theo những tảng đá và các mảnh vỡ. Sau sạt lở, đây được gọi là “ngôi làng ma” với những ám ảnh ký ức báo hiệu tương lai mờ mịt. Với những người ở lại, vật chất thiếu thốn đã khiến nơi đây cùng không còn là nhà của họ. Một nhóm các nhà địa chất ước tính lực tác động trong vụ sạt lở tương đương với nửa quả bom nguyên tử tàn phá Hiroshima.
Quy mô và sức mạnh của sự tàn phá thật khủng khiếp. Đến thời điểm hiện tại, những đống đổ nát của các tòa nhà cùng những mảnh vỡ ngổn ngang trên lối ra vào thung lũng. Có ít nhất 215 người thiệt mạng tại đây, trong đó có hai nhà ngoại Nga làm việc cho đại sứ quán tại Pakistan cùng hàng chục khách du lịch nước ngoài.
Những người dân địa phương trong làng là dân tộc Tây Tạng, cuộc sống miền núi vô cùng khó khăn. Ông Dawa Sherpa chia sẻ nỗi đau mất vợ, con trai và cháu trai: "Bất cứ khi nào tôi nhắm mắt lại kỷ niệm với họ lại ùa về và ám ảnh. Tôi đã không ngủ trong một năm." Nhiều người vẫn đang sống trong chỗ ở tạm thời dưới những túp lều mỏng manh làm bằng tôn lượn sóng. Thậm chí, âm thanh của cưa và búa vang lên xung quanh.
Tại ngôi làng Langbang này, theo lịch Tây Tạng, ngày 24/4 được gọi là lễ puja, ngày lễ tưởng nhớ đến những người đã khuất trong thảm họa sạt lở tuyết. Cùng ngày, thủ tướng Nepal, ông Khadga Prasad Oli cùng hàng trăm người dân đã có mặt trong một tu viện còn lưu giữ dấu vết đổ nát ở Kathmandu, dành một phút nguyện cầu cho những nạn nhân xấu số. Tại đây, một rừng cờ trắng nghiêng mình trong gió, tất cả đều cúi đầu thành kính.
Mặc dù vậy, chính phủ Nepal vẫn chưa có bất kỳ động thái trợ giúp nào cho người dân trong vùng, trong khi việc khắc phục và cải thiện cơ sở vật chất gặp rất nhiều trở ngại. Ông Suppa Tangma, Uỷ viên tái thiết Langtang biện hộ: “ Việc này vô cùng khó khăn, hầu như phải sử dụng trực thăng nên rất đắt đỏ.” Như vậy, từ một điểm dừng chân ưa thích của người leo núi, giờ đây Langtang trở thành nghĩa địa với hàng trăm thi thể bị vùi lấp.
Thu Cúc
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy