Ngày 17/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này sẽ có hành động đáp trả ngay lập tức nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk. Cơ sở hạt nhân này nằm không xa vùng giao tranh giữa quân đội Ukraine và lực lượng Nga ở vùng Kursk.
“Nếu Ukraine bắt đầu thực hiện các kế hoạch gây ra một thảm họa hạt nhân trên diện rộng ở châu Âu thì ngay lập tức Moskva sẽ có biện pháp đáp trả quân sự cứng rắn”, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.
Bộ Quốc phòng Nga nói thêm họ đang xem xét rất nghiêm túc các báo cáo về kế hoạch tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk của Ukraine, nằm cách biên giới Ukraine-Nga khoảng 90 km. Trong khi đó các mũi tấn công của Kiev đang ngày càng tiến gần đến nhà máy điện Kursk.
Một góc nhà máy điện hạt nhân Kursk ở thị trấn Kurchatov, vùng Kursk, Nga. (Ảnh: Sputnik)
Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích của Ukraine là gắn cờ giả cho hành động này sau đổ trách nhiệm cho phía Nga.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không đưa ra thông tin chi tiết về hành động trả đũa, nhưng việc Kiev chuẩn bị tấn công nhà máy điện Kursk sẽ vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên hợp quốc về chống khủng bố hạt nhân.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi nhà báo quân sự Nga Marat Khairullin trích dẫn nguồn tin cho biết, Ukraine đang chuẩn bị một cuộc tấn công gắn cờ giả nhằm nhà máy điện hạt nhân Kursk. Cụ thể là các địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng ở Kursk.
Theo Khairullin, cuộc tấn công có thể được tiến hành tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang bị Nga kiểm soát ở Energodar nằm cách không xa tiền tuyến và là cơ sở hạt nhân lớn nhất ở châu Âu hoặc nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Kurchatov.
Các quan chức Nga cho biết, nhà máy điện Kursk đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho một số khu vực ở miền nam nước Nga, cho đến nay nhà máy này vẫn hoạt động bình thường.
Cựu sĩ quan quân đội Mỹ Stanislav Krapivnik nhận định, lực lượng vũ trang Ukraine có thể gây ra thảm họa hạt nhân ảnh hưởng đến hầu hết châu Âu nếu họ tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk.
Krapivnik cho biết, dù bom bẩn không có sức mạnh như bom hạt nhân nhưng nó có thể gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng nếu nếu chất thải hạt nhân phát tán trong không khí.
Ông Krapivnik nhấn mạnh, nếu hệ thống làm mát trong một nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động bị tấn công, nó sẽ gây ra "sự cố tan chảy hạt nhân" có thể dẫn đến sự cố tương tự như những gì đã xảy ra ở Fukushima hoặc Chernobyl và sẽ ảnh hưởng đến hầu hết châu Âu, đặc biệt là vào thời điểm này trong năm "khi gió thổi về phía tây bắc".
“Bụi phóng xạ sẽ theo gió về phía tây bắc vào châu Âu và ảnh hưởng trực tiếp đến Ba Lan, Đức, Đan Mạch, bán đảo Scandinavia, thậm chí cả Anh", ông Krapivnik nói thêm.
Tác giả: Trà Khánh/Theo russian.rt.com
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy