Nga giàu lên bất chấp xung đột
Ảnh minh hoạ: AP
Theo báo cáo do Ngân hàng Credit Suisse và Ngân hàng Đầu tư Thụy Sĩ UBS tổng hợp, tổng tài sản của Nga có thể đã tăng lên 600 tỷ USD vào năm ngoái. Số triệu phú Nga cũng tăng khoảng 56.000 người lên 408.000 người. Trong đó, những cá nhân có tài sản trên 50 triệu USD ở nước này đã đạt mốc gần 4.500 người.
Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đã mât hàng nghìn tỷ USD. Theo báo cáo, Washington đã mất nhiều tài sản hơn bất kỳ quốc gia nào khác vào năm 2022 - khoảng 5,9 nghìn tỷ USD. Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại đã tổn thất 10,9 nghìn tỷ USD. Mặc dù vẫn chiếm hơn 50% số người có giá trị tài sản ròng cao nhất trên thế giới, nhưng khi năm 2022 khép lại, 1 triệu người Mỹ đã mất danh hiệu triệu phú.
Báo cáo cũng chỉ ra các quốc gia như Ấn Độ, Mexico và Brazil đã có thêm lượng tài sản đáng kể trong năm 2022. Trong khi đó, Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản và Trung Quốc bị hao tổn tài sản nhiều nhất.
Dữ liệu báo cáo nhận định nhìn chung, trong năm 2022, tài sản trên toàn cầu lần đầu tiên suy giảm kể từ cuộc Đại suy thoái năm 2008.
Biện pháp trừng phạt thất bại
Những con số và dữ liệu trên đã cho thấy thực tế rằng các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đã phản tác dụng, gây tác động ngược đến các doanh nghiệp phương Tây.
Tháng 6 vừa qua, Hội đồng Liên minh châu Âu thông báo họ đã thông qua gói trừng phạt thứ 11 đối với Nga nhằm củng cố các biện pháp hiện tại và ngăn chặn tình trạng lách luật. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này dường như gây tổn hại đến nhiều nước EU hơn là Nga.
Giới lãnh đạo doanh nghiệp của EU đã bày tỏ lo ngại về khả năng chịu đựng của khối dưới tác động lâu dài của lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga hồi năm ngoái. Lãnh đạo phe đối lập Đức Friedrich Merz cảnh báo Berlin có thể đang trên con đường phi công nghiệp hóa không thể đảo ngược.
Các nhà kinh tế cũng đã bày tỏ mối lo ngại này vào cuối năm ngoái, sau vụ phá hủy đường ống Nord Stream hồi tháng 9/2022. Công ty hóa chất BASF của Đức đã tiết lộ kế hoạch di dời một phần cơ sở sản xuất sang Trung Quốc với lý do chi phí năng lượng cao. Đức phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt của Nga từ những năm 1970.
Quốc kỳ Đức. Ảnh minh hoạ: AP
Sau chiến dịch trừng phạt Moskva, các công ty châu Âu đã báo cáo khoản lỗ tổng cộng 109,9 tỷ USD. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Nga, như đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga và loại bỏ Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Hơn nữa, kể từ tháng 2/2022, hàng loạt công ty phương Tây bắt đầu rút hoạt động khỏi thị trường Nga, và ghi nhận lỗ trên bảng cân đối kế toán.
Về phần mình, kể từ khi áp đặt biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm vào Nga, Mỹ đã phải đối mặt với lạm phát nghiêm trọng, nền kinh tế ảm đạm và suy thoái kinh tế rình rập. Trong khi đó, nước này vẫn tiếp tục viện trợ quân sự mạnh mẽ cho Ukraine.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn. Đầu tháng này, Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng vào cuối năm 2022, lần đầu tiên tài sản của Nga tính theo sức mua tương đương (PPP) vượt mức 5.000 tỷ USD – vượt qua 3 nền kinh tế lớn nhất Tây Âu là Pháp, gã khổng lồ tài chính Anh và cường quốc công nghiệp Đức.
Tác giả: Hải Vân/Theo Sputnik
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy