Nhóm họp tại Moscow nhằm khôi phục nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột Syria, đây là cuộc gặp đầu tiên của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sau vụ tấn công của Mỹ, cùng các đồng minh Anh và Pháp nhằm vào Syria hôm 14/4 vừa qua
Cuộc nội chiến ở Syria đã bước sang năm thứ 8 nhưng vẫn chưa có hồi kết khi các cuộc giao tranh vẫn không ngừng diễn ra ở quốc gia Trung Đông này.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Thổ Nhỹ Kỳ Mevlut Cavusoglu và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tại thủ đô Moscow là nhằm tìm kiếm những giải pháp có thể cho cuộc chiến tranh tại Syria, trong bối cảnh 3 nước thời gian qua đã cho thấy được vai trò “dẫn dắt” của mình.
Phát biểu với báo chí sau các cuộc gặp 2 bên và 3 bên, kéo dài tổng cộng chưa đến 1 giờ đồng hồ, 3 Ngoại trưởng đã khẳng định sự đoàn kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình hòa bình Astana. Được Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran khởi xướng hồi tháng 5 năm ngoái tại thủ đô Astana, Kazakhstan, tiến trình này cho phép triển khai 4 khu vực giảm căng thẳng tại Syria.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói: “Điều quan trọng nhất, đúng như chúng ta đã nói khi mới bắt đầu, đó là không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng và chúng ta phải tập trung vào giải pháp chính trị. Điều quan trọng là toàn thế giới phải có chung cách nhìn này và phải thừa nhận là không thể đạt được các mục tiêu quân sự trên bàn đàm phán, và không thể duy trì sự ổn định và toàn vẹn của một quốc gia với cái cớ là sức ép chính trị”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh, liên quan tới đối thoại chính trị, tiến trình Astana đã làm được nhiều hơn bất kỳ tiến trình đàm phán nào khác và điều khiến nó có thể đứng vững như hiện nay chính là sự “hợp tác đặc biệt” giữa 3 nước. Ông cũng cho rằng, những ai đang chỉ trích tiến trình Astana chắc hẳn là có mục đích riêng, như tìm cách chứng minh cho thế giới thấy họ đang quyết định mọi vấn đề trên thế giới. Song thời đại đã thay đổi.
Ngoại trưởng 3 nước cũng tái khẳng định sự đoàn kết, trong bối cảnh các nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột Syria đang lâm vào bế tắc phần nào do những lợi ích trái chiều giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, cũng như những bất đồng liên quan tới số phận Tổng thống Basar al Assad. Nga và Iran là những nước đồng minh của chính quyền Syria, song Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ phe đối lập. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định, dù vẫn còn một vài sắc thái khác nhau, song Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran lại có chung mối quan tâm, đó là giúp đỡ người dân Syria.
Hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất giữa 3 nước là hồi đầu tháng 4 vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Iran Hassan Rohani khi đó đã cam kết hợp tác nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn bền vững cho Syria.
Tuy nhiên, cũng kể từ đó, sự đoàn kết của 3 nước đã bị thử thách do vụ tấn công tình nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, mà phương Tây cho là do quân đội Syria tiến hành và đã tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu của nước này. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức hoan nghênh đây là một “sự đáp trả phù hợp”, thì Iran và Nga lại chỉ trích mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: “Vụ tấn công của Mỹ, Anh và Pháp tại Syria đã đẩy lùi những nỗ lực nhằm thúc đẩy một tiến trình chính trị cho Syria. Tuy nhiên, ngày hôm nay chúng tôi khẳng định mạnh mẽ rằng, những nỗ lực này cần phải được tiếp tục. Chúng tôi nhất trí thực hiện những bước đi cụ thể kể cả tập thể và riêng rẽ nhằm thực hiện các mục tiêu của nghị quyết 2254”.
Theo chuyên gia phân tích chính trị Nga Alexandre Choumiline thuộc Trung tâm phân tích xung đột tại Trung Đông, vụ tấn công tình nghi sử dụng vũ khí hóa học vừa qua đã tạo ra vết rạn trong liên minh 3 nước. Dẫu vậy, việc Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể duy trì được tính thường xuyên của những cuộc họp như ngày hôm qua cũng ít nhiều cho thấy bầu không khí tin tưởng mà ba nước nỗ lực tạo ra thời gian qua sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về an ninh khu vực.
Đây cũng chính là lý do mà cuộc gặp 3 bên lần này chủ yếu tập trung vào tình hình nhân đạo. Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, việc hỗ trợ người dân Syria không nên chịu tác động của các mục đích chính trị và các bên liên quan cần cho thấy sự mềm dẻo và linh hoạt hơn nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy