Tin liên quan
Hiện sắp đến kỳ đại hội Đảng các cấp, tình trạng tán phát thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân lại đang có xu hướng tái diễn, với mức độ nguy hiểm hơn bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Vậy phải làm gì để ngăn chặn, đẩy lùi luồng thông tin này?
Trước đây, khi chưa có internet, những thông tin xấu độc thường được in ấn từ nước ngoài, chuyển vào Việt Nam qua đường hàng không hoặc đường biển. Khi ấy, để ngăn chặn những tài liệu xấu, chỉ cần có lực lượng đủ mạnh kiểm soát ở các cửa khẩu. Còn giờ đây, hằng ngày hằng giờ, những tài liệu như thế có thể được tán phát trên internet. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của internet, thế nhưng, bên cạnh mặt tích cực, internet cũng có những mặt tiêu cực khi người sử dụng nó mang ý đồ xấu. Cách đây vài năm, trước Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã rộ lên một đợt thông tin xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, thông tin không đúng sự thật về các đồng chí lãnh đạo. Thậm chí, có những người lấy ảnh một công sở lớn ở nước ngoài rồi chú thích là biệt thự của một đồng chí lãnh đạo Việt Nam ở nước ngoài; chụp ảnh một dinh thự ở nước ngoài nhưng lại tán phát trên mạng cho đó là nhà thờ họ của một đồng chí lãnh đạo; ghép ảnh người này với người kia bằng công nghệ số rồi cho rằng, hai người đã “quan hệ bất chính”… Hiện sắp đến kỳ đại hội Đảng các cấp, tình trạng tán phát thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến niềm tin lại đang có xu hướng tái diễn. Những thông tin độc hại này có thể từ nước ngoài hoặc ở ngay trong nước do những đối tượng bất mãn, thù địch tạo ra. Những đối tượng này triệt để lợi dụng các tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại như rẻ tiền, gọn nhẹ, có thể nặc danh, tán phát thông tin nhanh và dễ dàng, cùng một lúc có đông công chúng… để tác động vào người đọc, nhất là giới trẻ.
Cần ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc. Ảnh minh họa.
Những thông tin xấu độc nói trên thường xuyên xuất hiện trên các mạng xã hội, trên blog cá nhân, trên phần phản hồi (comment) các báo điện tử, đôi khi thành từng đợt, thành phong trào kiểu đánh “hội đồng”. Nguy hiểm hơn là từ những thông tin này, người dân lại lan truyền, “rỉ tai” nhau, dẫn đến nghi ngờ các đồng chí lãnh đạo, làm mất lòng tin vào Đảng, vào chế độ.
Để ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trong giai đoạn hiện nay, phải cần đến các nhóm giải pháp đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp ngay những thông tin đúng đắn, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những người tán phát thông tin xấu độc.
Phát biểu kết luận Hội nghị của Chính phủ với các địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 29-12-2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời và chủ động ngăn chặn những thông tin xấu độc. “Quan trọng nhất là chủ động cung cấp thông tin, nêu những điểm tốt, đúng đắn để phát huy, chỉ rõ hạn chế yếu kém, giải pháp khắc phục, đồng thời hạn chế thông tin không chính xác, không có lợi. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận, nhất trí chung sức, chung lòng thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015”-Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị quan trọng này, hai đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Công an cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, đấu tranh kiên quyết với thông tin xấu, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, cần phải siết chặt quản lý việc truy cập, khai thác thông tin trên internet, ngăn chặn những thông tin xuyên tạc, nói xấu Đảng, lãnh đạo, lãnh tụ, gây chia rẽ, phân tâm. Các cơ quan truyền thông cần tập trung tuyên truyền, toàn diện thành tựu, kết quả, tạo đồng thuận xã hội, và cả những mặt khiếm khuyết, khuyết điểm trên tinh thần xây dựng.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Thông tin trên mạng rất phong phú, đa dạng, có cả tốt cả xấu, nên phải hết sức chú ý tránh những luận điệu sai trái, thù địch, thông tin độc hại, đả kích, chia rẽ, bôi nhọ, xuyên tạc nội bộ". Ngành công an sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý việc cung cấp dịch vụ internet, tập trung ngăn chặn tán phát các tài liệu xuyên tạc, không đúng sự thật về các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu ngành thông tin và truyền thông cần tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông, tập trung thông tin, tuyên truyền để tạo không khí phấn khởi chung trong xã hội. Quan trọng nhất là tạo sự đồng thuận, phát huy mọi sáng kiến, trí tuệ, nguồn lực của toàn dân vượt qua những khó khăn, yếu kém để phát triển; đóng góp tích cực vào văn kiện đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến công tác đấu tranh phản bác những thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng cách chủ động cung cấp nhiều thông tin chính xác, ở mọi lúc, mọi nơi.
Đông đảo nhân dân rất đồng tình với các quyết định gần đây của các cơ quan chức năng Nhà nước ta xử lý hình sự với một số blogger đội lốt “nhà dân chủ” vi phạm pháp luật. Những người này đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận cố tình bôi nhọ cá nhân, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân bằng các bài viết xuyên tạc sự thật, kích động nhiều người cùng tham gia để “tạo áp lực dư luận buộc chính quyền phải cân nhắc”. Đây cũng là lời cảnh báo cho một số người có ý đồ xấu xa trước kỳ đại hội Đảng các cấp. Để đất nước phát triển bền vững, trường tồn, cần phải có hệ thống pháp luật nghiêm minh và mọi người đều phải chấp hành pháp luật.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các thông tin xấu độc, các cơ quan chức năng cũng cần trang bị cho người dân các kiến thức cần thiết để có thể tự sàng lọc, nắm bắt thông tin đúng, chính thống, chính xác, đáng tin cậy, loại bỏ những thông tin lệch lạc gây nhiễu loạn, tác động xấu cho xã hội.
Thấy rõ sự nguy hại đặc biệt nghiêm trọng của các sản phẩm văn hóa xấu độc, phản động và các tệ nạn xã hội đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để ngăn chặn các thông tin xấu độc vào quân đội, xây dựng môi trường văn hóa quân sự trong sạch lành mạnh. Để làm tốt hơn nữa việc ngăn chặn những thông tin xấu độc vào quân đội, các đơn vị trong toàn quân cần tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn hóa hóa toàn bộ đời sống của các đơn vị quân đội, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cao đối với mọi quân nhân. Thông qua đó, để mỗi quân nhân có sức đề kháng, miễn dịch tốt, ngăn chặn, đẩy lùi sự tiến công của các “vi-rút văn hóa” độc hại. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho bộ đội gắn liền với việc chủ động ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ các sản phẩm văn hóa xấu độc, phản văn hóa, phản động, các tệ nạn xã hội xâm nhập từ ngoài vào và các biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong đơn vị. Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn bộ đội tham gia các hoạt động văn hóa. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với địa phương trong phòng, chống những sản phẩm văn hóa xấu độc, phản văn hóa, phản động, các tệ nạn xã hội thẩm lậu vào các đơn vị, cùng với địa phương nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Theo QDND.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy