Tin liên quan
Tại hội thảo công bố báo cáo của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia diễn ra mới đây, các chuyên gia lĩnh vực này đã chỉ ra một nguy cơ rủi ro tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng hiện nay đó là: trong các ngân hàng vừa tái cơ cấu đang tồn tại các khoản lãi dự thu tương đối lớn. Mặc dù các đơn vị này ghi nhận lợi nhuận rất cao nhưng thực chất, có đến hàng chục phần trăm chỉ là lãi ảo.
Ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
Theo tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, có thể “khoanh vùng” một số nhà băng có lãi dự thu đáng chú ý như Ngân hàng TMC Sài Gòn – SCB đã phải vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước hơn 21.000 tỷ đồng để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Khoản tái cấp vốn này được trả dần trong vài năm. Điểm chú ý là, trên báo cáo tài chính quý 3/2015, SCB ghi nhận mục “Tài sản có khác” lên tới 51.960 tỷ đồng, chiếm hơn 18% tổng tài sản (tại ngày 30/09/2015). Trong đó, các khoản lãi và phí phải thu lên tới 30.924 tỷ đồng, các khoản phải thu là 20.868 tỷ đồng.
Trên thực tế, theo chuẩn mực kế toán hiện nay, nếu một dự án cho vay trung dài hạn vẫn trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa thể trả lãi và gốc, ngân hàng được phép ghi nhận vào thu nhập lãi (khoản lãi dự thu). Hầu hết với các ngân hàng, tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản nếu ở khoảng từ 5-7% thì có thể chấp nhận được.
Về vấn đề này, một lãnh đạo cấp cao của Ủy ban Giám sát Tài chính cho biết đã báo cáo Thủ tướng những nguy cơ xung quanh khoản lãi dự thu ngày một lớn của các nhà băng. Trong khi nợ xấu vẫn đang là vấn đề lớn gây áp lực tài chính với ngân hàng thì một vấn đề khác cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho “sức khỏe” chung của toàn hệ thống là lãi dự thu.
Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đưa ra quan điểm: do chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, các ngân hàng được ghi nhận khoản lãi dự thu (chưa thu được) vào lợi nhuận, dẫn tới số liệu tăng trưởng “ảo”. Thời gian qua, các ngân hàng công bố số lợi nhuận cả nghìn tỷ đồng, song phần lãi dự thu rất lớn, lên tới hàng chục phần trăm thì không phản ánh đúng lợi nhuận làm ra.
Ông nói thêm: “Đáng lẽ lãi suất có điều kiện để giảm thêm nữa, khi lạm phát trong năm 2015 thấp. Tuy nhiên, do việc phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn, việc sửa đổi Thông tư 36 của NHNN có thể khiến lãi suất tăng”.
Về phía Ông Nguyễn Xuân Thành – chuyên gia kinh tế của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright bổ sung: “Có hiện tượng một số ngân hàng liên tục phải huy động tiền gửi mới để trả lãi tiền gửi cũ vì lãi dự thu không thu được, ngân hàng chưa có tiền. Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng chính là được ghi nhận từ nghiệp vụ mang tính kỹ thuật này. Trong khi vẫn phải tiếp tục xử lý nợ xấu thì làm sao giải quyết lãi dự thu này sẽ càng gây thêm áp lực trả lãi tiền gửi cho nhà băng”- Ông Thành nói.
Hiện, còn nhiều ngân hàng khác hạch toán khoản lãi dự thu lớn. Theo quy định, ngân hàng phải thực hiện trích dự phòng rủi ro lãi dự thu hoặc lãi không thu được. Nói cách khác, quy mô lãi “ảo” càng tăng sẽ gây rủi ro như khối nợ xấu và đe doạ lợi nhuận nhà băng. Dòng tiền bị mắc kẹt trong lãi dự thu sẽ rất vất vả thu hồi, hoặc tình huống xấu nhất là mất trắng.
Thu Cúc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy