Tại Vietcombank, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1, 2 và 6 tháng tăng 0,2%/năm; lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng cũng được điều chỉnh tăng 0,1%/năm.
Tại Vietinbank, lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng được điều chỉnh tăng 0,2%/năm so với trước đó. Ngân hàng này đang ấn định mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng là 4,5%/năm.
Mức điều chỉnh tăng 0,2% cũng được Vietinbank áp dụng đối với các kỳ hạn còn lại. Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 4,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,5%/năm.
Ngoài hai ngân hàng nói trên, một số ngân hàng như ACB, MaritimeBank cũng sẽ điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng nhẹ kể từ ngày 05/10.
Theo khảo sát đối với mức lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tại các ngân hàng, OCB, SCB, OceanBank, VietBank, BaoVietBank và NCB đang là những ngân hàng có mức lãi suất cao nhất lên đến 5,5%/năm.
Sacombank, KienLongBank, Nam Á Bank, VietCapital Bank và VPBank đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 3 tháng là 5,4%/năm; Vietinbank và HDBank 5,2%/năm; ACB 5%/năm; Techcombank 4,9%/năm.
Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV và Agribank đang áp dụng mức lãi suất 4,8%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.
Có thể thấy, một số ngân hàng còn “room” cho tăng trưởng tín dụng của năm 2018 sẽ tích cực cho vay để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Do đó, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất huy động hoặc tăng các hình thức khuyến mại để huy động tiền trong dân.
Tính đến 30/6/2018, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang dẫn đầu thị phần về huy động và cho vay với tỷ lệ lần lượt 13,4% và 13,1%.
Ngoài BIDV, các ngân hàng có gốc quốc doanh như Vietinbank, Vietcombank cũng nắm giữ thị phần lớn đối với mảng cho vay và huy động tính đến ngày 30/6/2018.
Đối với mảng huy động, Vietinbank đứng thứ hai về thị phần với tỷ lệ 12,5%; Vietcombank đứng thứ ba (8,8%); tiếp đến lần lượt là các ngân hàng: Sacombank 3,5%; Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội cùng có thị phần 3%; VPBank nắm giữ 2,3%; HDBank 1,7%; Eximbank 1,5%; LienVietPostBank 1,3%.
Đối với mảng cho vay, tính đến ngày 30/6, ba ông lớn quốc doanh nắm giữ thị phần lớn nhất gồm: BIDV 13,1%, Vietinbank 11,6%; Vietcombank 10,4%; bỏ xa các nhóm ngân hàng TMCP là Sacombank 4,8%; Ngân hàng Quân đội 3,2%; SHB 3%, Techcombank 2,3%;…
Hầu hết các ngân hàng đều đã niêm yết cổ phiếu hoặc là ngân hàng cổ phần, việc tính toán thị phần của các ngân hàng này là tương đối dễ. Tuy nhiên, với Agribank, do ngân hàng không công bố báo cáo tài chính nên chỉ có thể ước tính thị phần huy động và cho vay của ngân hàng này với mức lớn nhất toàn ngành, khoảng trên 30%.
Theo Infornet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy