Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng-doanh nghiệp tại các địa phương, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Theo đó, Thống đốc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh phải triển khai ngay Hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp trên địa bàn theo hình thức phù hợp để đổi thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ. Thời gian tổ chức hội nghị thực hiện trong tháng 2/2023.
Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành và hiệp hội có liên quan tại địa phương rà soát tình hình tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp; nắm rõ thông tin về các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ở ngân hàng nào (doanh nghiệp không đủ điều kiện hay ngân hàng không cho vay) và nguyên nhân không tiếp cận được. Các nội dung này phải được thông tin công khai và làm rõ tại Hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp của địa phương.
Thống đốc cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các tỉnh, thành phố thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh (điện thoại, email), kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn có trách nhiệm xử lý, trả lời người dân và doanh nghiệp và báo cáo kết quả xử lý về Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để tổng hợp gửi về Ngân hàng Nhà nước (thông qua Vụ Truyền thông) đăng tải trên cổng thông tin điện tử của đơn vị này.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả triển khai các nội dung nêu trên về Ngân hàng Nhà nước (thông qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) trước ngày 28/2/2023 để tổng hợp, báo cáo Thống đốc.
Đối với các tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nội dung kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng phải chỉ đạo các chi nhánh tham gia đầy đủ các Hội nghị kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp tại địa phương; đăng ký với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tại địa phương về các chương trình tín dụng ngay từ đầu năm; chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Các tổ chức tín dụng cũng cần thành lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh (điện thoại, email), kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; yêu cầu các chi nhánh tổ chức tín dụng có trách nhiệm xử lý, trả lời rõ ràng về ý kiến của tổ chức tín dụng đối với việc cấp tín dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chủ động, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong hệ thống; báo cáo chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan về các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện..../.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy