Tăng trưởng tín dụng và huy động đều thấp hơn so với cùng kỳ của các năm gần đây. Khi mà quy mô bị thu hẹp thì kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2019 và các năm tiếp theo chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Diễn biến này phần nào được thể hiện qua sự thận trọng của một số ngân hàng trong năm tài chính 2019.
Tốc độ thanh toán và dễ dàng áp dụng là hai đặc tính ưu việt của P2P và mobile money hơn hẳn so với thông qua hệ thống ngân hàng hiện nay. (Ảnh: Thành Hoa)
Vietcombank chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức 15% so với năm 2018, trong khi con số này của Techcombank chỉ là 10%. Vậy tại sao tín dụng và huy động vốn lại tăng trưởng ngày càng thấp trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vẫn được duy trì ở mức tương đối cao?
Điều đó cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ngày càng ít phụ thuộc hơn vào việc cung ứng nguồn vốn ra nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Xu hướng này được xem là tốt cho nền kinh tế nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Như vậy, phải chăng các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn từ các kênh huy động khác như trên thị trường chứng khoán (TTCK)? Câu trả lời có lẽ chỉ là một phần rất nhỏ, bởi kỳ vọng/đòi hỏi về mặt hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư trên TTCK đối với doanh nghiệp rất cao. Như vậy, câu hỏi chưa được trả lời ở đây là vì sao tín dụng lại tăng trưởng thấp dần qua các năm? Một câu hỏi khác cũng rất khó để trả lời là tại sao huy động vốn của các ngân hàng cũng đang thấp dần?
Tiền đang ở đâu và đang đi đâu?
Các ngân hàng liên tục phải tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây khiến cho mặt bằng lãi suất trên cả thị trường 1 và 2 đối mặt với áp lực tăng. Nguyên nhân là do mức tăng trưởng huy động vốn đang thấp hơn mức tăng trưởng cho vay ra nền kinh tế. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua được gần 7 tỉ đô la Mỹ từ đầu năm đến nay, đồng nghĩa với việc bơm ra hệ thống khoảng 150.000 tỉ đồng.
Có lẽ là không, bởi số dư tín phiếu NHNN hiện mới chỉ vào khoảng 30.000 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều con số 150.000 tỉ đồng mà NHNN đã bơm ra thông qua việc mua ngoại tệ.
Liệu tiền có đang bị thu hẹp bởi Kho bạc Nhà nước thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ và thu ngân sách? Câu trả lời cũng là không, khi mà khối lượng phát hành mới trong năm 2019, tính đến nay, chỉ tương đương với khối lượng đáo hạn (khoảng 75.000 tỉ đồng). Trong khi đó, thu ngân sách trong quí 1-2019 chỉ đạt mức tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018, tương đương với việc chỉ tăng khoảng 44.000 tỉ đồng.
Liệu có khả năng dòng tiền đang ra khỏi hệ thống ngân hàng và đi vào các kênh cho vay ngang hàng (P2P lending) và/hoặc hệ thống thanh toán điện tử (mobile money). Câu trả lời là có nhưng đó có phải nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tăng trưởng về quy mô của hệ thống ngân hàng hay không thì vẫn chưa có số liệu nào chứng minh được.
Hai đối thủ nặng ký của các ngân hàng trong thời gian tới
Cho vay ngang hàng không còn là một thuật ngữ mới tại Việt Nam. Hoạt động này được xem là không thành công tại thị trường Trung Quốc khi hàng loạt startup trong lĩnh vực này đã chịu cảnh phá sản. Tuy nhiên, bối cảnh của Trung Quốc trong những năm trước và Việt Nam hiện nay đã có sự thay đổi rất nhanh. Đó chính là sự ra đời của công nghệ 5G sắp tới tại Trung Quốc và Việt Nam.
Khi đó, khả năng thu thập và xử lý thông tin cũng sẽ nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với trước đây, giúp việc phân tích đặc tính của khách hàng để quyết định cho vay sẽ có độ tin cậy cao hơn. Từ đó, nợ xấu từ hoạt động cho vay ngang hàng sẽ thấp hơn nhiều so với con số 192 tỉ đô la Mỹ như tại Trung Quốc.
Hiện nay, tại Việt Nam, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này bắt đầu thu được những kết quả bước đầu như TIMA hay F88 với số dư khoảng 30.000 tỉ đồng và khoảng 1,5 triệu khách hàng. Bên cạnh áp lực bị cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng, các ngân hàng còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán. Đó chính là hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán của các công ty trong lĩnh vực viễn thông (mobile money).
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ hoàn toàn được xóa bỏ tại Việt Nam nếu như Chính phủ cho phép các công ty viễn thông tham gia thanh toán. Và ngày 11-4 vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông thí điểm triển khai hoạt động trong lĩnh vực thanh toán.
Hiểu một cách đơn giản thì mobile money sẽ cho phép mọi người dân có thể chuyển tiền thông qua số điện thoại di động đã được đăng ký với các nhà mạng như Viettel, MobiFone hay Vinaphone... Khi đó, hoạt động thanh toán sẽ được tiến hành mọi lúc mọi nơi... Tốc độ thanh toán và dễ dàng áp dụng là hai đặc tính ưu việt hơn hẳn so với thông qua hệ thống ngân hàng hiện nay.
Như vậy, P2P và mobile money sẽ là hai đối thủ nặng ký của các ngân hàng trong tương lai tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khi hai hoạt động này được triển khai thì không phải tiền sẽ được chuyển ra hoàn toàn khỏi hệ thống ngân hàng, mà nó sẽ chỉ trực tiếp làm giảm hệ số nhân tiền hay vòng quay luân chuyển của tiền trong nền kinh tế. Từ đó, nó sẽ đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởng cả huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy