Tin liên quan
Theo báo cáo của Vụ chính sách tiền tệ - Ngân hàng nhà nước, thời gian vừa qua, đặc biệt từ tháng 12/2015 đến nửa đầu tháng 1/2016, các ngân hàng đều đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn thêm khoảng 0,1-0,5%/năm.
Trong tháng 12/2015, tính chung toàn hệ thống TCTD, có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn khoảng 0,1-0,5%/năm, bên cạnh đó có 2 ngân hàng giảm lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm.
Cụ thể, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tăng lãi suất gửi tiền đồng thêm 0,2-0,3% mỗi năm cho một số kỳ hạn ngắn. Techcombank tăng 0,1-0,35%. ACB cũng nâng lãi suất tiền gửi thêm 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Eximbank để lãi suất cao, lên tới 7,6%/năm cho kỳ hạn dài từ 15 tháng trở lên. VPBank tăng khoảng 0,5%.
Hàng loạt các NH khác như VietCapital Bank, Saigonbank… cũng đồng loạt chào tăng lãi suất.
Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động dịp giáp Tết
Xu hướng tăng lãi suất tại các ngân hàng chủ yếu do yếu tố mùa vụ, mang tính chất tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng chi trả trong dịp giáp Tết. Sau điều chỉnh, lãi suất của các ngân hàng này vẫn nằm trong vùng trung bình so với mặt bằng phổ biến của toàn thị trường (khoảng 5-5,3%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; 6,4-7,0%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng).
Do đó, nếu tính trung bình toàn hệ thống, lãi suất huy động bình quân gia quyền trong tháng 12/2015 ở mức 5,1%/năm, chỉ cao hơn 0,06%/năm so tháng trước đó.
Sang nửa đầu tháng 1/2016, có 3 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn trên 6 tháng.
Một số ông lớn như NH BIDV vừa tăng lãi suất huy động áp dụng từ ngày 14/01, với lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 5,3% lên 5,5%/năm, kỳ hạn 9 tháng và 364 ngày lãi suất tăng 0,1% lên 5,5% và 6,1%/năm, kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,5%, các kỳ hạn huy động còn lại vẫn như trước.
Hay ngân hàng MaritimeBank (MSB) cũng tăng lãi suất lên đến 0,4%. Cụ thể, kỳ hạn 1 - 2 tháng tăng từ 4,5% lên 4,9%, kỳ hạn 9 tháng tăng thêm 0,2% lên 5,8%, kỳ hạn 10 - 11 tháng tăng 0,1% lên 5,8%.
Lãi suất của các ngân hàng này sau điều chỉnh vẫn nằm trong vùng phổ biến của toàn hệ thống. Hiện lãi suất huy động của hệ thống TCTD phổ biến ở mức 4,5-5,4%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 5,5-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng.
Vụ chính sách tiền tệ - NHNN cho rằng, mức tăng lãi suất huy động của các TCTD thời gian gần đây là không đáng kể, do đó về cơ bản mặt bằng lãi suất huy động bằng VND vẫn tiếp tục ổn định. Mức tăng lãi suất này không bắt nguồn từ áp lực cân đối vốn của các TCTD mà chỉ là phản ánh yếu tố mùa vụ, tạm thời giống như quy luật của các năm trước, do đó chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy