Tin liên quan
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại hội thảo “Trong quá trình tái cơ cấu, chúng ta đã đạt được 4 điểm nhấn quan trọng cho giai đoạn gần 4 năm vừa qua”.
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ tại hội thảo
Theo ông Nghĩa, hệ thống thanh khoản hệ thống ngân hàng đã tốt lên. Cuối năm 2011, nguy cơ đổ vỡ hệ thống của chúng ta rất cao, nhưng đến nay, thanh khoản đã dần ổn định, mặt bằng lãi suất đã giảm từ 18- 20%, thậm chí gần 30% về mức 9-10%.
Ngoài ra, ông Nghĩa cũng cho biết, 3 nội dung then chốt của quá trình vừa qua là: cơ cấu lại về quản trị, cơ cấu tài chính, cơ cấu về công nghệ.
"Tính đến cuối tháng 9/2015, tôi có thể khẳng định trên 98% số nợ xấu xác định tại thời điểm 9/2012 đã được xử lý tương ứng với gần 458.000 tỷ VND. Ngân hàng Nhà nước đã nhận diện nợ xấu ở thời điểm đó tương đối sát (khoảng 465.000 tỷ VND)" - ông Nghĩa cho biết.
“Chúng ta không đặt ra lộ trình chắc chắn cho đề án xử lý nợ xấu, mong muốn đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% trước khi kết thúc năm 2015 nhưng kết quả đã khá khả quan khi trước 30/9 vừa qua, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,93%”, ông Nghĩa khẳng định.
4 nhóm vấn đề cần giải quyết
Theo TS. Trần Đình Thiên, để đánh giá chính xác và khách quan hệ thống ngân hàng đang đứng ở đâu so với thông lệ quốc tế, cần xác định những vấn đề ngân hàng buộc phải xử lý.
PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Thứ nhất, bản thân ngân hàng có vấn đề. Việt Nam thường xuất hiện các “hội chứng” từ mía đường, bia, xi măng, đại học…, và ngành ngân hàng không ngoại lệ với “hội chứng” thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và “hội chứng” chuyển từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị. Chính điều đó là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề, ẩn sau đó là nền móng của sở hữu chéo.
Thứ hai, nền kinh tế áp dụng quá lâu một mô hình tăng trưởng - tăng trưởng dựa vào vốn tín dụng dễ dàng. Ban đầu điều đó được đánh giá là cơ hội của nền kinh tế, về mặt nguyên lý là “ngon” nhưng càng "ngon" càng chứa đựng nhiều rủi ro.
Thứ ba, ngân hàng phải gánh vác nhiệm vụ, nhiều việc không phải của mình. Mà sai lầm nghiêm trọng nhất chính là sai chức năng. Trước đó, hệ thống ngân hàng chỉ phục vụ nhà nước sau cải cách thị trường chuyển sang phục vụ nhân dân nhưng gần đây, NHNN lại chuyển sang phục vụ nhà nước gây nên rủi ro giữa tương quan cung – cầu tín dụng và phát hành trái phiếu.
Thứ tư, khi nền kinh tế rơi vào khẩn cấp thường sử dụng nhiều biện pháp hành chính. Sau khi vào WTO, Việt Nam tung ra hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm chữa cháy tình hình nhưng lại gây bất ổn cho tình hình tài chính tiền tệ.
Cho nên 4 yếu tố đó, bàn về tái cơ cấu ngân hàng bắt nguồn từ hệ nguyên nhân nào phải xử lý từ nguyên nhân đó.
Tái cơ cấu theo cách riêng của Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế ngân hàng đã định vị hệ thống ngân hàng Việt sau 4 năm triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện tái cơ cấu toàn hệ thống trên tương quan với thông lệ quốc tế và các nước châu Á, ASEAN.
Trong khối ASEAN, do các ngân hàng tập trung trích lập dự phòng rủi ro trong 3 năm qua đã ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh lời của toàn hệ thống. Tỷ lệ ROE năm 2012 đạt 5,5% và đến năm 2015 đạt 6% trong khi Trung Quốc có khả năng sinh lời đến 15%, Indonesia là 16% và Philippin đạt 17-18%.
Về hệ thống quản trị tài chính doanh nghiệp, diễn đàn kinh tế ASEAN chấm điểm Việt Nam chỉ đạt mức 35 điểm, tuy hệ thống ngân hàng có cao hơn mặt bằng chung nhưng cũng chỉ ở ngưỡng ½ khu vực (hệ thống quản trị Thái Lan đạt 68 điểm).
Về quản lý rủi ro, Ngân hàng Nhà nước chọn ra 10 đơn vị được Ngân hàng Nhà nước thí điểm thực hiện tiêu chuẩn Basel II từ năm 2014 nhưng trên thế giới đã áp dụng từ năm 2006.
Ngoài ra, về nguồn nhân lực, “chúng ta vẫn còn quá xuề xòa, chưa thực sự chuyên nghiệp” – vị chuyên gia tài chính có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp điều hành ngân hàng chia sẻ.
Theo ông Lực, theo nhận định khách quan, hệ thống ngân hàng Việt đã thực hiện tái cơ cấu theo một cách riêng phù hợp với bối cảnh thị trường, có những sáng kiến trong quá trình tái cơ cấu.
Đầu tiên phải kể đến quyết định mua cổ phần, cổ phiếu của 3 ngân hàng (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Xây dựng) với giá 0 đồng phù hợp thực tế, quyết định điều hành đúng đắn đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, tín dụng vẫn tăng trưởng đều trong thời gian “chữa bệnh”, năm 2012 đạt 8,9%, năm 2013 tăng trưởng 12%, năm 2014 đạt 14% và năm 2015 ước đạt 17%.
Vấn đề chu kỳ hay giải quyết triệt để?
Trong khi đó, ông Hà Huy Tuấn - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng cách tiếp cận của chúng ta nên phải rõ ràng, các vấn đề của ngân hàng nên gắn với các vấn đề của kinh tế.
Ông Tuấn cho biết hiện có 3 thách thức từ bên ngoài, bao gồm: Vấn đề kinh tế Mỹ: Lãi suất ở Mỹ có nâng hay không nâng đang là vấn đều lơ lửng trên đầu; Nền kinh tế Trung Quốc và sự điều hành kinh tế Trung Quốc sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều và câu chuyện của bản thân Việt Nam với TPP và cả FTA trong thời gian tới.
“Những năm đã thực hiện tái cơ cấu vừa rồi, chúng ta đã đạt được một số kết quả khả quan về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, xử lý nợ xấu…Vậy tiếp theo vấn đề chúng ta cần phải tiếp tục suy nghĩ là nên nhìn nhận vấn đề tái cơ câu này nên như nào, nó có lặp lại hay không, có tính chu kỳ hay cần giải quyết triệt để?” – câu hỏi lớn mà ông Hà Huy Tuấn đặt ra nhận tại hội thảo.
"Mong muốn nhất là đừng phải tái cơ cấu 1 lần nữa", ông Hà Huy Tuấn chia sẻ.
Trong thời gian tới, các khoản nợ mới cần được chú ý, rút kinh nghiệm các bài học đã qua, các khoản vay này được nâng cao chất lượng để sau một thời gian nữa chúng ta sẽ không phải lặp lại câu chuyện tái cơ cấu này.
Nếu biểu hiện của một hệ thống ngân hàng lành mạnh là biểu hiện ở 2 công cụ chính của chính sách tiền tệ: lãi suất, tỷ giá. Nếu theo được chuẩn mực chung của thế giới thì chúng ta hoàn toàn yên tâm về việc cơ cấu hệ thống đã về mức bình thường.
Hoa Liên – Nghi Điền
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy