Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lượng vốn cho vay mới của các ngân hàng tại Trung Quốc đã tăng ít hơn đự doán trong tháng 12/2023, nhưng lượng cho vay trong cả năm 2023 đã chạm mức cao kỷ lục mới, khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC-ngân hàng trung ương) duy trì chính sách tiền tệ thích ứng để hỗ trợ đà phục hồi yếu của nền kinh tế.
Tháng trước, các ngân hàng Trung Quốc cấp lượng vốn vay mới trị giá 1.170 tỷ nhân dân tệ (163,31 tỷ USD), tăng so với con số 1.090 tỷ nhân dân tệ của tháng 11 nhưng vẫn thấp hơn mức đự doán 1.400 tỷ USD của giới phân tích, theo số liệu được công bố ngày 12/1 của PBoC.
Tính trong cả năm 2023, lượng vốn vay mới đã xác lập mức cao kỷ lục mới 22.750 tỷ USD, gần bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vương quốc Anh và tăng 6,8% so với mức 21.310 tỷ nhân dân tệ trong năm 2022, mức cao kỷ lục trước đó.
Thế nhưng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang gặp khó trong việc lấy lại đà tăng trưởng. Niềm tin kinh doanh và tiêu dùng vẫn yếu, các chính quyền địa phương đang vật vã với khối nợ khổng lồ, và cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản đang đè nặng lên hoạt động xây dựng và đầu tư.
Với nhu cầu yếu, nền kinh tế Trung Quốc còn đang đối mặt với áp lực giảm phát khi bước sang năm 2024, dẫn đến những đồn đoán về khả năng nước này sẽ ban hành thêm các biện pháp nới lỏng chính sách để kích thích tăng trưởng.
Giới phân tích dự đoán PBoC sẽ sớm công bố các biện pháp nới lỏng mới để hỗ trợ nền kinh tế, trước những lo ngại về áp lực giảm phát và tình hình khủng hoảng kéo dài của lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên, PBoC lại đang lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, khi ngày càng nhiều tín dụng đang đổ vào năng lực sản xuất hơn là hoạt động tiêu dùng. Tình trạng này có thể càng gia tăng áp lực giảm phát và giảm hiệu quả của các công cụ chính sách tiền tệ.
Trước đó, các ngân hàng thương mại nhà nước quy mô lớn của Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi danh nghĩa vào ngày 22/12, nhằm tăng cường khả năng phục vụ bền vững cho nền kinh tế cũng như đảm bảo sự ổn định để thúc đẩy phát triển theo hướng chất lượng cao.
Bốn ngân hàng thương mại lớn của đất nước - Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc - đã đồng loạt công bố kế hoạch cắt giảm lãi suất.
Cụ thể, các ngân hàng hạ lãi suất cố định cho tiền gửi kỳ hạn một năm là 0,1 điểm phần trăm, hai năm là 0,2 điểm phần trăm, ba năm và 5 năm đều là 0,25 điểm phần trăm.
Đây là lần cắt giảm lãi suất tiền gửi thứ ba đối với các ngân hàng quốc doanh lớn trong năm 2023, với các lần cắt giảm trước đó được thực hiện vào đầu tháng Sáu và khoảng đầu tháng Chín. Ngoài ra, đây cũng là đợt điều chỉnh lãi suất tiền gửi thứ tư của các ngân hàng thương mại dựa trên nhu cầu hoạt động và tình hình thị trường kể từ tháng 9/2022.
Trong khi đó, theo dữ liệu gần đây từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong số nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, chi tiêu tiêu dùng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.
Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai trên toàn cầu. Khi lợi ích của tiêu dùng tiếp tục phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, cơ cấu tiêu dùng liên tục được tối ưu hóa và các hình thức tiêu dùng mới đang phát triển mạnh.
Sức tiêu thụ mạnh mẽ được phản ánh qua khối lượng giao dịch tại các hội chợ thương mại.
Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ sáu, được tổ chức vào tháng 11/2023, đã chứng kiến tổng trị giá các giao dịch trị giá 78,41 tỷ USD, mức cao kỷ lục.
Khoảng hai tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, tất cả 23 khách sạn và nhà nghỉ tại Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Yabuli ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc, đã kín chỗ cho kỳ nghỉ lễ, phản ánh nhu cầu tiêu dùng ngày lễ ngày càng tăng ở Trung Quốc.
Theo Muniao, một nền tảng đặt phòng trực tuyến và cho thuê bất động sản ngắn hạn, nền tảng này đã bước vào mùa cao điểm đặt phòng cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024.
Ông Zhao Xijun, Giáo sư tài chính tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết: “Sự phục hồi đáng kể trong tiêu dùng du lịch trong kỳ nghỉ nói lên nhiều điều về khả năng phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và triển vọng phát triển đầy hứa hẹn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”./.
Tác giả: Khánh Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy