Ngày 9/12, Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục chương trình làm việc để xem xét, thông qua các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.
Trong chương trình Kỳ họp HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định về tỷ lệ phần trăm nguồn thu tiền sử dụng đất từ các dự án có thu tiền sử dụng đất cho ngân sách tỉnh để tạo nguồn vốn thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Vinh và đầu tư xây dựng cầu dẫn nối Quốc lộ 7C với Cảng nước sâu Cửa Lò.
Theo đó, HĐND tỉnh quyết nghị điều tiết 100% cho ngân sách cấp tỉnh thu từ tiền sử dụng đất 4 dự án gồm: Dự án Khu đô thị Sông Lam tại phường Hưng Dũng, TP Vinh (diện tích là 108,91 ha); Dự án Khu đô thị triển lãm Sông Lam, phường Hưng Dũng, TP Vinh (diện tích là 20 ha); Dự án Khu đô thị tại xã Hưng Lộc, TP Vinh (diện tích là 24,9 ha) và Dự án Khu đô thị xã Nghi Phú và xã Hưng Lộc, TP Vinh (diện tích là 9,67 ha) để tạo nguồn vốn hỗ trợ thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quốc tế Vinh và đầu tư xây dựng cầu dẫn nối QL7C với Cảng nước sâu Cửa Lò, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Toàn cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An
Trước đó, theo Tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh, tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước sau khi đã trừ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng của 4 dự án này dự kiến khoảng 3.932 tỷ đồng.
Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh Nghệ An vừa thông qua dự thảo Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn ngân sách nhà nước được bố trí hơn 9.033 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương hơn 3.960 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương hơn 5.072 tỷ đồng.
Dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Vinh là 1 trong 3 dự án trọng điểm tỉnh Nghệ An
Quan điểm, mục tiêu, định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2023 là bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm có tính kết nối, tác động lan tỏa tới sự phát triển liên vùng và địa phương.
Các dự án hạ tầng giao thông, nông nghiệp, nông thôn nhất là hệ thống công trình thủy lợi, hạ tầng y tế, giáo dục... quan trọng, có tác động thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, phân tán, lãng phí, kém hiệu quả, nâng cao hiệu quả đầu tư công; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; có hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 95% -100% trong năm 2023. Trong đó, phân bổ, giải ngân toàn bộ nguồn vốn của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn, công khai, minh bạch.
Văn Bình
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù