Ngày 24/7, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác tiến hành khảo sát thực địa tại Cảng Hàng không Quốc tế Vinh, quy hoạch Cảng nước sâu Cửa Lò, tuyến đường ven biển và dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 46 đoạn Vinh - Nam Đàn.
Theo báo cáo, hiện nay, Cảng hàng không Quốc tế Vinh đang khai thác bình quân 35 lượt chuyến bay/ngày, phục vụ 6 hãng hàng không.
Cảng Hàng không quốc tế Vinh đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch có tổng diện tích 447,37 ha; tuy nhiên hạn chế hiện nay là Nhà ga hành khách T1 đã hoạt động tối đa công suất, những dịp cao điểm tần suất chuyến bay lớn quá tải; nhà ga hành khách quốc tế chưa đảm bảo yêu cầu do đang sử dụng từ nhà ga cũ cải tạo; đường cất hạ cánh số 1 dài 2.400m chỉ đáp ứng cho các loại máy bay A320/A321 (máy bay code C) hoặc tương đương, không tiếp nhận được các loại máy bay thân lớn code E như A350, B777, B787…
Cảng hàng không Quốc tế Vinh sẽ được đầu tư mở rộng theo hình thức xã hội hoá
Cùng với đó chất lượng mặt đường cất hạ cánh đã xuống cấp, thường xuyên phải duy tu sửa chữa; sân đỗ chỉ đáp ứng được tối đa 6 máy bay nên thường xuyên bị quá tải; chưa có nhà ga hàng hoá, khu vực hangar sửa chữa….
Từ năm 2018, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) triển khai lập dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Vinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án trọng điểm có quy mô lớn nên các dự án thuộc Cảng hàng không quốc tế Vinh chuyển sang thực hiện đầu tư sau năm 2025, do đó các thủ tục dự án mở rộng đã dừng triển khai thực hiện.
Trên cơ sở hiện trạng hạ tầng Cảng Hàng không quốc tế Vinh, tốc độ tăng trưởng của lượng khách qua cảng hàng không Vinh trong những năm gần đây, từ 2015-2020 tăng 45% và dự báo cho giai đoạn tới, tỉnh Nghệ An xét thấy trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết thu hút đầu tư dự án mở rộng để đầu tư xây dựng: Nhà ga hành khách T2 công suất 10 triệu hành khách/năm; đường cất hạ cánh số 2, sân đỗ máy bay, nhà ga hàng hóa, hangar, hệ thống giao thông và các hạng mục phụ trợ, giai đoạn đầu tư 2022 - 2025 với tổng kinh phí hơn 10.700 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ khảo sát tại Cảng nước sâu Cửa Lò
Qua khảo sát, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xã hội hóa thu hút đầu tư dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Vinh và giao UBND tỉnh Nghệ An làm Cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, thực hiện bố trí đất quốc phòng thuộc quy hoạch Cảng hàng không Vinh sang vị trí mới có tính ổn định, lâu dài.
Tiếp tục chương trình làm việc, Thủ tướng Chính phủ đã đến khảo sát thực địa vị trí dự án Cảng nước sâu Cửa Lò tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Dự án này đã được cấp phép đầu tư từ tháng 12/2010 cho Công ty CP Đầu tư phát triển vận tải Quốc tế với quy mô 3.300 tỷ đồng, gồm 2 bến và các công trình phụ trợ.
Thủ tướng Chính phủ kết luận về phương án và những yêu cầu đặt ra đối với dự án Cảng nước sâu Cửa Lò
Tuy nhiên, phía nhà đầu tư đề nghị tỉnh đầu tư đê chắn sóng dài 1.450m và luồng tàu bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Song do khó khăn nên tỉnh chưa thu xếp được nguồn vốn để đầu tư mặc dù đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để tiếp cận các nguồn vốn từ ngân sách hoặc ODA.
Từ đầu năm 2021, Nhà đầu tư có kế hoạch khởi động lại dự án, dự kiến khởi công vào Quý 4/2022 và hoàn thành vào Quý 4/2025. Đặc biệt giữa tỉnh và nhà đầu tư đã thống nhất, phía nhà đầu tư sẽ đầu tư đê chắn sóng nên khó khăn lớn nhất của dự án đã được giải quyết.
Đồng thời, nhà đầu tư đề nghị tỉnh Nghệ An đầu tư tuyến cầu dẫn nối từ Quốc lộ 7C ra khu bến cảng ngoài khơi, dài 3.270m, rộng 11m, với tổng mức đầu tư 1.789 tỷ đồng. Hiện tỉnh đang giao các sở, ngành lập đề xuất chủ trương đầu tư và chuẩn bị phương án nguồn vốn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thống nhất với phương án điều chỉnh trên của dự án để sớm xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò và phấn đấu hoàn thành trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tiến độ dự án đường ven biển
Thủ tướng đề nghị tỉnh Nghệ An cần cân đối, bố trí, thu hút nguồn vốn đầu tư bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho dự án nâng cấp sân bay Vinh và cảng nước sâu Cửa Lò để tạo động lực phát triển mới, đồng thời với các nhiệm vụ, giải pháp khác để tạo không gian phát triển mới cho địa phương và vùng.
"Muốn phát triển sớm thì làm sớm", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng lưu ý, khi Cảng nước sâu Cửa Lò hình thành, Nghệ An cần đồng thời sáp nhập TP. Vinh và thị xã Cửa Lò, cũng như một số xã của các huyện lân cận để tạo ra không gian phát triển lớn hơn và xây dựng TP. Vinh thành thành phố biển.
Trực tiếp khảo sát tại tại dự án đường ven biển quốc gia đoạn qua huyện Nghi Lộc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tiến độ dự án, cũng như tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và nếu tiếp tục giữ được tiến độ giải ngân tốt sẽ điều chỉnh vốn đầu tư công các dự án chậm tiến độ để bố trí cho dự án này.
Thủ tướng lưu ý, hàng tuần chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu cần phải giao ban hàng tuần để kiểm điểm tiến độ, chất lượng; thanh toán theo khối lượng hàng tuần để động viên kịp thời nhà thầu; đồng thời phải chú ý chăm lo, đảm bảo sức khỏe cho công nhân trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Văn Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Bcons solary
- Dự án Bcons Bình Dương
- báo giá tường cây giả tại ATZDECOR
- Dự án The Prive Quận 2
- Nam Long Group
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy