Anh Lê Hưng đang rao bán một căn hộ chung cư 71 m2 tại dự án The Terra An Hưng (Hà Đông) với giá 2,7 tỷ đồng. Dự kiến sau khi bán được, gia đình anh sẽ chuyển về quận Thanh Xuân, gần khu vực trung tâm hơn, cách nơi cũ khoảng 6 km, để 2 đứa con đi học thuận tiện.
So sánh mức giá 2 khu vực, anh Hưng tính toán có thể đổi ngang hoặc chỉ phải bù thêm 200-300 triệu đồng cho căn hộ diện tích tương tự, dù gần hồ Hoàn Kiếm hơn tới 20 phút xe máy.
Chung cư xa trung tâm thiết lập mặt bằng giá mới
Căn hộ chung cư tại dự án The Terra An Hưng (Hà Đông) đang được bán với giá trung bình khoảng 34-36 triệu đồng/m2. Hai năm trước, giá căn hộ tại đây dao động ở mức 23-25 triệu đồng/m2, tức chỉ bằng 70% hiện tại.
Cũng tại Hà Đông, để sở hữu một căn hộ 3 phòng ngủ với diện tích 103 m2 tại dự án Roman Plaza, người mua phải trả khoảng 4,5 tỷ đồng, nhiều hơn 1 tỷ đồng so với 2 năm trước.
Còn tại tkhu vực phía đông, một căn hộ 87 m2 thuộc dự án Berriver Long Biên đang được rao bán giá 3,2 tỷ đồng (37 triệu đồng/m2), tăng khoảng 15% so với mức trung bình năm 2021. Hay một căn hộ 50 m2 thuộc dự án Le Grand Jardin được rao bán giá 38 triệu đồng/m2, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ chứng kiến đà tăng giá tại những dự án cũ, giá một số dự án vừa ra mắt, sắp bàn giao tại các khu vực xa trung tâm cũng đang neo cao. Thậm chí, không ít dự án có mức giá ngang hoặc cao hơn khu vực nội đô.
The Matrix One (quận Nam Từ Liêm) của MIK Group cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km nhưng đang bán giá 60-70 triệu đồng/m2. Trong số các dự án mới tại thủ đô, mức giá tại The Matrix One thuộc nhóm cao nhất, ngang với các dự án trung tâm như Lancaster Luminaire đường Láng hay Green Diamond 93 Láng Hạ, quận Đống Đa…
Cùng với The Matrix One, Imperia Smart City cũng đang được giao dịch ở khoảng 52-55 triệu đồng/m2 tùy vị trí và diện tích. Mức giá này cao hơn cả Imperia Garden - một dự án căn hộ cao cấp khác của MIK Group ở quận Thanh Xuân, và tương đương dự án Imperia Sky Garden ở quận Hai Bà Trưng.
Hai dự án của Masteries là Masteries Waterfront tại Gia Lâm và Materise West Heights tại Nam Từ Liêm cùng có giá bán trung bình khoảng 60 triệu đồng/m2. Cả 2 dự án ra mắt vào cuối năm 2020 và cùng đánh dấu hành trình Bắc tiến của thương hiệu Masteries.
Đồ họa: Minh Trí.
Định nghĩa về trung tâm, nội thành đã thay đổi
Xu hướng tăng giá của chung cư ngoại thành diễn ra mạnh nhất từ cuối 2020 tới nay. Theo lý giải của các đơn vị nghiên cứu thị trường, sự khan hiếm về nguồn cung căn hộ, tốc độ tăng giá của vật liệu xây dựng cùng sự thay đổi trong quan niệm sở hữu nhà ở của người dân đô thị đã tác động đến giá căn hộ tại Hà Nội, đặc biệt căn hộ tại các khu vực xa trung tâm.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Batdongsan nhìn nhận dịch Covid-19 đã khiến một bộ phận người dân muốn dịch chuyển ra những khu vực xa trung tâm hơn, có môi trường sống xanh, thoáng và các dự án chung cư ngoại thành trở thành lựa chọn tối ưu.
Giá nhiều dự án chung cư vùng ven tăng nhanh nhờ các dự án giao thông trọng điểm. Ảnh: Việt Linh.
Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch dòng tiền từ phía Nam ra các tỉnh phía Bắc đã làm cho bất động sản Hà Nội tăng giá. Sự gia tăng liên tục của giá đất kéo theo giá chung cư tăng. “Nếu như giá đất tăng 20-30% mỗi năm thì giá căn hộ chung cư tăng trung bình 9-10% là bình thường và phù hợp quy luật thị trường”, ông Quốc Anh nói.
Ngoài ra, chuyên gia Batdongsan cũng đánh giá sự khan hiếm về nguồn cung tại thị trường Hà Nội đang tỷ lệ nghịch với tốc độ đô thị hóa cũng như nhu cầu sở hữu nhà ở của người lao động. Với tốc độ đô thị hóa khoảng 51%, mỗi năm Hà Nội cần ít nhất 70.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động nhưng trong những năm gần đây, nguồn cung thấp dẫn đến lượnng giao dịch mỗi quý chưa đến 5.000 lượt.
Bình luận về giá chung cư xa trung tâm đang có xu hướng tăng giá nhanh, thậm chí vượt trung tâm, ông Quốc Anh cho rằng khái niệm về trung tâm đã dần thay đổi trong những năm trở lại đây. Nếu như cách đây 5-10 năm, người Hà Nội vẫn định nghĩa khu vực Hoàn Kiếm là vùng lõi thành phố và các quận lân cận như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy là các quận trung tâm của thủ đô thì đến nay, quan niệm này đã thay đổi.
“Hiện nay, khu vực nào có hạ tầng phát triển, kết nối thuận lợi và đủ tiện ích thì nơi đó là trung tâm. Nam Từ Liêm, Hà Đông… cũng có thể gọi là trung tâm nếu người dân tại đó cảm thấy hài lòng với chất lượng cuộc sống, tiện ích, chất lượng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu sống”, ông nói.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, chung cư tại các khu vực được cho là xa trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh… liên tục tăng giá trong những năm gần đây xuất phát từ yếu tố hạ tầng. Nhiều dự án cao tốc, đường vành đai, các cây cầu vượt sông Hồng… được đầu tư xây dựng đã làm cho khả năng kết nối giữa các khu vực này với trung tâm ngày càng thuận lợi, qua đó khiến bất động sản tăng giá.
Mặt khác, ông Nguyễn Văn Đính cũng nhìn nhận sự tăng giá không ngừng cũng xuất phát từ việc mua đi bán lại căn hộ trên thị trường trong bối cảnh nguồn cung thấp đã khiến cho giá chung cư vượt quá giá trị thực tế.
Tác giả: Thủy Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy