Người tiêu dùng chịu thiệt
Thời gian qua, giá xăng, dầu liên tục có điều chỉnh giảm sâu, tính đến ngày 14/9, giá bán lẻ xăng dầu trong nước cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 22.231 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 23.215 đồng/lít; dầu diesel không quá 24.180 đồng/lít; dầu hỏa không quá 24.418 đồng/lít và dầu mazut không quá 15.039 đồng/kg.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm tới hơn 26% từ đỉnh. Thế nhưng có một nghịch lý, dù giá xăng dầu đã giảm sâu, giá cước vận tải hành khách ở Thanh Hóa vẫn ở mức cao. Dù một số doanh nghiệp đã có điều chỉnh giá nhưng theo kiểu nhỏ giọt, chưa tương xứng với giá xăng dầu.
Anh Hoàng Văn Tuấn (TP Thanh Hóa) cho biết, vì công việc, anh thường xuyên di chuyển Thanh Hóa – Hà Nội bằng xe khách. Thực tế, giá cước xe đã tăng cao từ thời điểm bắt đầu có dịch COVID-19, đến khi giá xăng dầu tăng, các nhà xe càng có thêm lý do để tăng giá vé xe.
Anh Tuấn lấy ví dụ, thời điểm trước khi giá xăng dầu tăng, giá cước xe khách Thanh Hóa – Hà Nội chỉ từ 90-120 nghìn đồng/vé, đến nay giá cước vẫn dao động từ 180-200 nghìn đồng/vé. Đây là mức giá chung của các nhà xe chạy tuyến Thanh Hóa – Hà Nội, không riêng một đơn vị nào.
“Chúng tôi hiểu họ gặp khó khăn thời điểm dịch, rồi giá xăng dầu tăng. Nhưng đến nay, dịch đã được kiểm soát, các phương tiện đã hoạt động bình thường trở lại, giá xăng dầu cũng đã liên tục giảm, vậy thì cớ gì giá cước vẫn ở mức cao, vậy là quá vô lý”, anh Tuấn nói.
Giá cước vận tải vẫn "neo" cao khiến người tiêu dùng chịu thiệt
Một số doanh nghiệp kinh doanh taxi đã có kê khai giảm giá cước, ông Hồ Hữu Thiết, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô taxi Thanh Hóa cho biết: Hiệp hội vận tải taxi đã có văn bản gửi Sở GTVT thống nhất giảm xuống 1 ngàn đồng/km so với trước đây. Thời gian cao điểm trước đây tăng 1,5 ngàn đồng/km.
Đối với các doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định khi không có điều chỉnh giá vé khi giá xăng dầu giảm lại có những lý giải riêng.
Họ cho rằng, thời điểm giá nhiên liệu tăng cao nhiều doanh nghiệp vận tải vì muốn giữ chân hành khách nên đã chấp nhận cắt giảm lợi nhuận không tăng giá vé
Anh Trịnh Huy Hiếu, Phó giám đốc HTX vận tải Quang Trung, huyện Triệu Sơn cho biết: Trong rất nhiều lần tăng giá nhiên liệu đầu vào, đỉnh điểm có thời điểm lên 30 ngàn đồng/lít nhiên liệu nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì giá vé kê khai hồi tháng 3 là 21.900 đồng/lít. Mục đích của doanh nghiệp muốn kích cầu nhu cầu đi lại của hành khách. Chính vì vậy, đến thời điểm này cho dù giá xăng dầu rất nhiều lần giảm xuống nhưng dù có giảm nhưng vẫn chưa về đến mức của tháng 3.
Điều chỉnh giá cước chưa tương xứng
Ông Vũ Minh Thuận, Trưởng phòng Quản lý Vận tải, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Thanh Hóa cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Sở GTVT Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô rà soát, tính toán, điều chỉnh giá cước theo giá nhiên liệu giảm tương ứng, đảm bảo trên cơ sở chi phí giá thành hợp lý.
Theo rà soát, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 78 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi (trong đó có: 65 đơn vị vận tải khách theo tuyến cố định; 05 đơn vị vận tải khách bằng xe buýt; 08 đơn vị vận tải khách bằng xe taxi). Thời điểm giá xăng dầu tăng cao những tháng đầu năm 2022, để bù đắp chi phí có 30 đơn vị kinh doanh vận tải thuộc diện kê khai, niêm yết giá, gồm: Tuyến cố định, xe taxi, xe buýt kê khai, điều chỉnh giá cước vận tải (do đợt kê khai lần trước trong những năm 2018-2020 khi mức giá xăng dầu đang ở mức thấp). Căn cứ giá xăng dầu giảm, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, UBND tỉnh, nhằm bảo đảm quyền lợi cho hành khách, Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải (trong đó có 30 đơn vị kê khai điều chỉnh giá trên) thực hiện việc rà soát, tính toán lại giá cước vận tải để điều chỉnh giá cước theo giá nhiên liệu giảm tương ứng và đảm bảo trên cơ sở chi phí giá thành hợp lý.
Đến thời điểm hiện nay đã có 20/30 đơn vị kê khai giảm giá cước vận tải, với mức giảm từ 10-14%; có 10/30 đơn vị điều chỉnh giá cước vận tải trong năm 2022 với giá nhiên liệu xung quanh mốc nhiêu liệu hiện hành nên các đơn vị đang rà soát các yếu tố đầu vào để kê khai lại nhằm đảm bảo chi phí và quyền lợi của hành khách; có 48/78 đơn vị vẫn áp dụng giá cước vận tải theo giá nhiên liệu trước ngày 01/01/2022.
Giá cước vận tải vẫn neo cao khiến người tiêu dùng chịu thiệt
Ông Thuận cho biết, sắp tới, Sở GTVT sẽ theo dõi nắm bắt tình hình biến động của giá nhiên liệu; tuyên truyền, vận động, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi tiếp tục rà soát việc kê khai giá để điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; thực hiện kê khai giảm giá kịp thời trong trường hợp có thể giảm giá.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.
Dù đã có chỉ đạo từ các Bộ, ngành về việc điều chỉnh giá cước trong bối cảnh giá xăng dầu giảm, các doanh nghiệp vận tải tại Thanh Hóa vẫn luôn có nhiều lý do để giữ mức giá cước cao vì lợi nhuận của mình, bất chấp thực tế giá cước vận tải vẫn chưa tương xứng với giá nhiên liệu, cuối cùng chính người tiêu dùng phải chịu thiệt.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Bảng giá chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng Hà Nội
- Dich vụ chuyển nhà thành hưng
- Đặt xe limousine hà nội hải phòng sonhailimousine.com
- gửi đồ từ việt nam sang nhật
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- Giá chuyển nhà trọn gói tại Hà Nội
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy