Theo đó, Bộ cho biết sau giai đoạn tăng giá dịch vụ để bù đắp chi phí, từ tháng 7 đến nay, nhiều doanh nghiệp vận tải đã điều chỉnh giảm giá cước.
Trong đó, gần 64% đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi đã giảm hoặc kê khai giảm 800-1.000 đồng/km, tương đương 4,5-12%. Với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, đã có gần 45% doanh nghiệp giảm khoảng 5,26-14,7% giá cước.
Còn các đơn vị vận tải du lịch, hợp đồng cũng giảm giá dịch vụ theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng theo từng thời điểm.
Nhiều doanh nghiệp thuộc các loại hình vận tải hàng hóa và hành khách đã giảm giá cước. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cho biết kể từ khi giá dầu đồng loạt giảm, các công ty cổ phần vận tải đường sắt cũng thực hiện 2 đợt giảm giá, trong đó cước vận tải hàng hóa giảm 5% và cước vận tải hành khách giảm 5-10%.
Trong khi đó, các hãng hàng không kê khai nhiều dải giá từ thấp đến cao, đảm bảo không vượt mức tối đa theo quy định và niêm yết giá công khai trên trang thông tin điện tử của từng hãng.
Trước đó, theo ghi nhận của Bộ GTVT, từ đầu năm đến nay giá cước vận tải hành khách và hàng hóa theo đường bộ đã tăng khoảng 10-20% tùy cung đường và loại hàng hóa, trong khi giá cước vận tải hàng hóa đường sắt tăng 3-5% công bố hồi đầu năm, còn giá vé trên các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo tăng 15-20% so với năm 2021.
Do đó, cơ quan này đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan đến công tác quản lý giá thuộc thẩm quyền, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.
Thời gian tới, Bộ GTVT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai và niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của giá nhiên liệu để chỉ đạo kịp thời việc kê khai giá của doanh nghiệp, đơn vị vận tải phù hợp với giảm giá nhiên liệu… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Tính đến kỳ điều chỉnh gần nhất ngày 5/9, giá xăng đã có 23 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 9 lần giảm, một lần giữ nguyên. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đang ở quanh mức 23.000-24.000 đồng/lít, tương đương mức giá vào đầu năm.
Tuy nhiên, giá dầu diesel lại đang trải qua lần đầu tiên vượt giá xăng. Giá mặt hàng này tiếp tục tăng mạnh 1.430 đồng/lít đạt mức giá 25.180 đồng/lít.
Tác giả: Lan Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy