Chiều 7/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức giao ban báo chí với nội dung chính liên quan đến công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn, trong đó có huyện Chương Mỹ - địa bàn có 4 xã với hơn 3.600 hộ dân bị ngập nặng trong thời gian qua.
Ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ. Ảnh: HG
Hơn 14.000 thùng mì tôm "đổ" về vùng lũ...
Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, tính đến hết ngày 6/8, mực nước trên sông Bùi là 6,15m. Trên địa bàn vẫn còn 486 nhà dân bị ngập. Công ty Điện lực Chương Mỹ phải cắt điện 415 nhà dân và 4 trạm bơm.
Ông Hoàng Minh Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, đợt mưa lũ kéo dài khoảng 2 tuần làm 5 trường học trên địa bàn các xã Nam Phương Tiến và Quảng Bi bị ngập sâu trong nước, buộc nhà trường phải di chuyển tài sản đến nơi an toàn.
Trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn có 6 nhà văn hóa và 15 đình, chùa bị hư hỏng do ngập sâu trong nước lâu ngày…
“Ước tổng thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện khoảng hơn 264 tỷ đồng”, ông Hiến thông tin.
Đề cập đến công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng trong đợt ngập lụt, theo ông Hiến, đến nay huyện đã nhận được gần 6 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức. Huyện Chương Mỹ hỗ trợ cho các xã, thị trấn úng ngập gần 90 tấn gạo, hơn 14.000 thùng mì tôm và các nhu yếu phẩm khác.
Còn UBND TP, từ ngày 4 đến 6/8/2018 đã hỗ trợ cho nhân dân vùng lũ của huyện 50 tấn gạo, 4.000 gói mì chính, 8.000 gói muối bột canh, 3.550 bình nước.
“Toàn bộ hàng cứu trợ đã được chuyển đến từng gia đình, không có người dân nào bị đói khát. Số tiền viện trợ, thời gian tới chúng tôi chia sẻ đến những gia đình bị thiệt hại trong đợt mưa lũ, đảm bảo công bằng, chính xác”, ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ nói.
4 xã buộc phải “sống chung với lũ”
Theo huyện Chương Mỹ, khu vực hữu Bùi phần lớn diện tích nằm trong vùng trũng thấp, bị ảnh hưởng nặng nề của lũ rừng ngang từ Hòa Bình, các huyện Quốc Oai, Thạch Thất dồn về và nước mưa nội địa, nhưng nhiều năm qua chưa có giải pháp nào để giải quyết triệt để.
Do vậy, cần có giải pháp để người dân 4 xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân có cuộc sống ổn định, yên tâm sản xuất, sinh hoạt trong điều kiện buộc phải “sống chung với lũ”.
"Hữu Bùi là vùng phân lũ, nên mực nước sông lên báo động 3 là cho tràn qua đê. Người dân ở hữu Bùi sống chung với lũ như vậy từ nhiều năm nay. Còn đê tả Bùi, phải đảm bảo an toàn bằng mọi giá để bảo vệ khu vực nội thành và tài sản của người dân", ông Đinh Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Theo đó, huyện đề nghị cho xử lý toàn bộ tuyến đê tả Bùi bằng cừ bê tông dự ứng lực. Từ nay đến năm 2019 sẽ thí điểm đầu tư một đọa đê xung yếu nhất của đê tả Bùi có chiều dài khoảng 1.500m, từ cầu Bến Cốc đến hết tràn Thanh Bình.
Sớm thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy.
Ngoài ra, huyện cần cấp tổng kinh phí khái toán hơn 447 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp 11 tuyến đê xung yếu bị tràn và lở; đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Nam Phương Tiến; tu bổ 5 di tích lịch sử văn hóa và nhà văn hóa bị xuống cấp; nâng cos một số tuyến đường để bảo đảm khi nhập úng…
Theo Thanh tra
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy