8,6 triệu đồng là mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới được thị trường ghi nhận vào ngày 4/3 và khoảng cách này liên tục được duy trì ở mức từ 7- 8 triệu đồng mỗi lượng.
Cập nhật ngày 16-3, giá vàng SJC trên thị trường Hà Nội được niêm yết ở mức 55,33 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,73 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường TP.Hồ Chí Minh, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 55,32 triệu đồng/lượng và 55,72 triệu đồng/lượng. Mức giá này, so với giá vàng thế giới quy đổiđang cao hơn 7,3 triệu đồng/lượng.
Với mức độ chênh lệch “khủng” này, thị trường vàng trong thời gian qua khá yên ắng. Nhiều nhà đầu tư không dám “xuống tiền” vì rủi ro quá cao nên chọn cách ngồi nhìn.
Thực tế, nếu giá vàng liên thông giá với thế giới, thì việc có sóng như thời gian qua sẽ giúp những người có tiền nhàn rỗi có thêm 1 kênh đầu tư, tuy rủi ro nhưng có khả năng sinh lời cao.
Song, do vàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không thuộc mặt hàng cần bình ổn giá, nên quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn là sẽ kiên định với chính sách vàng đang có, cụ thể chính là Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Từ góc độ chuyên gia tài chính, nói về độ chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng sự chênh lệch này chủ yếu do chi phí vàng ở trong nước cao, các chi phí này bao gồm công chế tác, thuế nhập khẩu và các loại chi phí giao dịch, kinh doanh…
Một phần, do có sự chênh lệch như vậy các nhà đầu tư tại Việt Nam nên không coi vàng là kênh đầu cơ, lướt sóng. Bên cạnh đó, hiện vàng là loại tài sản đang được Nhà nước quản lý chặt chẽ và ổn định giá. Chỉ có NHNN được phép xuất nhập khẩu vàng nên nhu cầu về đầu cơ vàng của Việt Nam là tương đối thấp. Đó cũng là lí do thị trường vàng không còn nhộn nhịp như giai đoạn trước.
Giá vàng SJC hiện tại cao hơn giá thế giới 7-8 triệu đồng/lượng.
Vàng không còn giá trị bản vị, thị trường vàng bình ổn là điều mà NHNN hướng đến. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc các doanh nghiệp neo vàng giá cao hơn thế giới lên tới gần 9 triệu đồng mỗi lượng trong thời gian qua sẽ gây ra một số hệ lụy trong đó đáng lo nhất là tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới.
Thực tế, nỗi lo vàng lậu đã được các chuyên gia nghi ngại từ lâu, khi giá vàng trong nước chênh cao với giá thế giới từ nhiều năm nay, và không phải là không có cơ sở.
Nhiều vụ phát hiện và bắt giữ vàng lậu tuồn qua biên giới cho thấy đây là vấn nạn nhức nhối gây vừa thất thu thuế, lại tăng nguy cơ vàng hóa trong nền kinh tế. Gần đây nhất, vụ bắt giữ các đối tượng buôn lậu 51kg vàng vận chuyển trái phép qua biên giới Campuchia vào Việt Nam là ví dụ điển hình.
Theo tính toán, khi giá vàng, kim loại quý và ngoại tệ trong nước cao hơn giá thế giới hoặc ngược lại, hoặc khi thay đổi tỷ giá thì hoạt động nhập lậu, xuất lậu các mặt hàng này sẽ gia tăng do lợi nhuận hấp dẫn.
Thí dụ, với vụ bắt giữ 51kg vàng vận chuyển trái phép từ Campuchia vào Việt Nam nói trên, nếu tính theo giá vàng thế giới ở thời điểm đó là 1.900 USD/oz thì tổng số tiền bỏ ra để mua số vàng này từ Campuchia là hơn 70 tỷ đồng.
Với giá vàng nguyên liệu tại Việt Nam cao hơn thế giới ở mức hơn hai triệu đồng/lượng thì nếu nhập lậu trót lọt số vàng nêu trên, lợi nhuận thu được sẽ là hơn bốn tỷ đồng. Còn nếu với thời điểm hiện hiện tại, mức chênh lên tới hơn 8 triệu đồng/lượng, thì nếu buôn lậu trót lót khối lượng vàng tương tự, những đối tượng phạm tội có thể thu lợi lên đến 20 tỷ đồng.
Theo giới chuyên gia, tình trạng buôn lậu vàng với số lượng lớn được phát hiện chủ yếu ở khu vực biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia. Việc cơ quan chức năng phát hiện 51kg vàng nhập lậu có thể chỉ làm phần nổi của tảng băng, vì ngoài đường bộ ra, vàng “nhập cảnh” trái phép còn thông qua cả đường hàng không và đường biển. Hệ lụy của việc buôn lậu vàng, ngoài thất thu thuế, gây vàng hóa, còn có tác động trực tiếp tới giá ngoại tệ, trực tiếp là đồng USD.
Công ty Chứng khoán SSI trong một báo cáo đã nhận định đồng USD tăng có thể do chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đang ở mức rất cao. Tức, người dân mang vàng buôn lậu bán lấy VND, sau đó dùng VND đổi sang USD để ra nước ngoài mua vàng và tiếp tục buôn lậu. Hiện tượng buôn lậu càng nhiều thì nhu cầu đổi ngoại tệ càng lớn, nhu cầu lớn khiến giá USD tự do tăng cao vì mua ngoại tệ trên kênh chính thống cần phải có lý do và rất nhiều giấy tờ cần thiết…
Tác giả: Hà An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy