Tin liên quan
Liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tuyên bố mua lại bắt buộc OceanBank (OJB) với giá 0 đồng để trở thành chủ ở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng này, qua đó, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu; có nhiều ý kiến cho rằng nếu như NHNN áp dụng cùng một thể thức như đã làm với Ngân hàng Xây dựng (VNCB) thì tất cả các cổ đông (không phân biệt cổ đông là đối tác chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông nhà nước hay cổ đông cá nhân), đều mất hết quyền sở hữu tại đó. Hay nói cách khác, các cổ đông đều chung số phận “trắng tay”.
Theo như kịch bản này, nhiều khả năng khoản đầu tư 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tại Oceanbank sẽ trở thành “một đi không trở lại” khi mà thông tin từ Báo cáo tình hình quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương năm 2014 cho thấy, tính đến 31/12/2014, PVN vẫn còn nắm giữ 80 triệu cổ phần OJB, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 20%. Cũng theo báo cáo trên, ngoài PVN, còn có 3 cổ đông lớn khác cùng nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn hơn 5% tại OceanBank, bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (OGC) với 80 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%; Công ty TNHH VNT với 80 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà với 26,61707 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 6,65%.
Đáng chú ý, trong số đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty Nhà nước được quyết định chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ.
(Trích Nghị định số 149/2013/NĐ-CP)
Liên quan đến trách nhiệm trong việc làm “thất thoát” nguồn vốn Nhà nước tại PVN, Khoản 4, Điều 59 tại Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định:
“Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc PVN không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm:
a) Để PVN lỗ;
b) Để mất vốn nhà nước;
c) Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không tu hồi được vốn đầu tư; không trả được nợ;
d) Không đảm bảo tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở PVN theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.”
Trước đó, ngay từ năm 2014, PVN đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi OceanBank song chưa thể triển khai. Lý giải về điều này với báo chí, Phó TGĐ PVN Lê Minh Hồng cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ việc thoái vốn Nhà nước tại các ngân hàng, công ty tài chính… phải theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo tiến hành song song và an toàn cho hệ thống ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc.
“Chúng tôi sẽ phải làm theo hướng dẫn chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nên tới giờ PVN vẫn chưa rút vốn khỏi OceanBank”– ông Lê Minh Hồng chia sẻ trong cuộc họp báo Quý III/2014, đồng thời, "hứa" hết năm 2015 sẽ thoái hết vốn đầu tư khỏi Ngân hàng Đại Dương.
Tuy nhiên, với quyết định mua lại bắt buộc Oceanbank mà NHNN vừa loan báo thì có vẻ “lới hứa thoái vốn” của lãnh đạo PVN sẽ chẳng còn cơ hội để thực hiện và nhiều khả năng còn phải còn phải “cắn răng” nhìn 800 tỷ đồng “không cánh mà bay”.
“Phá sản một nửa” Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico, Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng) “Đây là hình thức phá sản một nửa. Có nghĩa là là chỉ phá sản chủ sở hữu, trong khi bảo toàn chủ nợ” – Luật sư Trương Thanh Đức, người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực pháp chế ngân hàng đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên ANTT.VN về sự việc NHNN tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương với giá 0 đồng. “Phá sản có hai khía cạnh, một là mất tiền của người gửi, hai là mất tiền của chủ đầu tư. Đối với trường hợp này thì việc chi trả tiền gửi sẽ được thực hiện bằng ba nguồn: 1. Bảo hiểm; 2. Nhà nước bỏ ra; 3. Thu hồi từ các khoản khác. Có rất nhiều các khoản khác để thu chứ không phải là không thu hồi được đồng nào”, ông lý giải. Khác với quan điểm của NHNN, Luật sư Đức lại nghiêng về phương án nên để cho Oceanbank phá sản thực sự. “Thay vì NHNN bỏ ra nhiều nghìn tỷ đồng để phá sản kiểu này, thì dứt điểm kiểu phá sản thật sự sẽ tốt hơn cho tất cả”, Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng bày tỏ. |
Ninh Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy