Tin liên quan
Nguyễn Văn Bổng- nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh nói rằng bị oan trong phiên xét xử.
Sáng 30/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phiên tòa sáng nay, tiếp tục phần xét hỏi và tranh tụng. Trong phần xét hỏi, bị can Nguyễn Văn Bổng- nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh tiếp tục cho rằng về việc làm sai dẫn đến vi phạm của bị cáo là do bị ép tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án lớn. Trong 4 tháng, bị cáo phải thực hiện GPMB 1.600 ha đất nông nghiệp. Trong khi đó, số lượng cán bộ tham gia công tác GPMB ít nên không kiểm soát được. Hơn nữa việc sai phạm này nguyên nhân chủ yếu là do sức ép thời gian quá ngắn để GPMB. Bị cáo Bổng kính đề nghị quý tòa, cơ quan báo chí xem xét yếu tố dẫn đến vi phạm là do yếu tố khách quan mới dẫn đến việc phạm tội.
Trong vụ án này, bị cáo Bổng và thuộc cấp bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, bị can Lê Hữu Diện (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã qua đời vì sức khỏe yếu trước ngày xét xử.
Bị cáo Bổng và đồng phạm trong phiên tranh tụng tại TAND tỉnh Hà Tĩnh
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến 2009, trong quá trình thực hiện chủ trương đền bù GPMB để thực hiện dự án Formosa, dù biết rõ 72,78 ha đất công không thuộc diện được bồi thường, tuy nhiên bị can Bổng và đồng phạm đã hợp thức hóa số đất này thành đất “tranh chấp” và quy chủ cho các hộ dân để hưởng 100% tiền bồi thường. Hành vi trên đã gây thất thoát cho ngân sách bồi thường của dự án hơn 10,4 tỉ đồng.
Sau khi vụ án xảy ra, UBND xã Kỳ Phương đã nộp tại Kho bạc Nhà nước huyện Kỳ Anh số tiền hơn 270 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Bị cáo Bổng và các bị can trên cho rằng số tiền trên đã phát hết cho dân và đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Kỳ Phương, Kỳ Long nên không thu hồi được.
Tại phiên tòa sáng nay, bị can Bổng liên tục kêu oan, đồng thời cho rằng tổng số tiền thất thoát không phải hơn 10 tỷ đồng mà chỉ là 450 triệu đồng. Bị can Bổng mong muốn xem xét lại 61.39 ha đất tại xã Kỳ Long vì cho rằng đây là đất nông nghiệp chứ không phải đất công.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã bác bỏ những luận cứ bị cáo đưa ra. Theo Viện Kiếm sát, xã Kỳ Long có 5% đất công ích, hàng năm chính quyền địa phương có phương án sử dụng. Đối với những diện tích cho dân sử dụng về mặt nguyên tắc không được bồi thường mà theo Nghị định 33, mức hỗ trợ tối đa 100% đất nông nghiệp. Nếu tất cả đất có tranh chấp, chưa có ai sử dụng, cá nhân đến khai hoang, khi nhà nước thu hồi thì được nhà nước áp giá hỗ trợ 30%. Nếu với 61,39 ha đất tại xã Kỳ Long được áp giá “cào bằng” là không đúng.
Nên đọc
Theo Báo Giao thông
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy