Tin liên quan
Sở hữu khách sạn Intercontinental Hà Nội, Sheraton Hà Nội, Long Beach Phú Quốc, các dự án bất động sản như Hà Nội City Garden, Biên Hòa City, VFC, VIUT, Công ty chứng khoán SBBS … là nỗ lực không ngừng nghỉ của Tập đoàn cũng như cá nhân CEO Nguyễn Hoài Nam.
Cân bằng quyền lợi giữa một CEO ngoại và một công dân Việt Nam
Ông Nguyễn Hoài Nam: Chắc ông ấy nhìn thấy tôi là người có thể trao đổi thẳng thắn mọi thứ. Sau thời gian làm việc tại các công ty khác nhau, mình hiểu thị trường, nắm bắt cơ hội để có thể giúp tập đoàn đầu tư ở Việt Nam
Thường trong các tập đoàn đa quốc gia, vị trí CEO chỉ tồn tại nhiệm kỳ 5 năm, vì sao anh vẫn giữ vững vị trí này suốt 10 năm qua trong khi công việc kinh doanh còn đầy bấp bênh?
Hiện Berjaya đang bước vào 5 năm thứ ba phát triển chậm hơn, chắc chắn, thực hiện được cam kết của mình.
Tôi nghĩ để giữ được vị trí này có lẽ nhờ mình rất chân thành, trao đổi được với HĐQT về thực trạng, tiến triển và tương lai của thị trường Việt Nam trên tinh thần thẳng thắn chia sẻ hai bên và trách nhiệm.
Từ 2009 đến 2015, khủng hoảng kéo dài, cố gắng gìn giữ để tồn tại đã là khó khăn vô cùng. Khó khăn nhất với tập đoàn là không dồn dập vay tiền để phát triển bất động sản nữa mà cố gắng rà soát, thu nhỏ lại, nhưng không bỏ đi cam kết lâu dài. Cố gắng làm tốt nhất các công tác xã hội, hỗ trợ khó khăn trong môi trường địa phương, bảo đảm quyền lợi nhân viên, giữ được đội ngũ yêu công ty hơn…
Bài học lớn đối với tôi là dự án Nhơn Trạch, Đồng Nai. Sau khi đã nghiên cứu, rá soát, đổ nhiểu tiền để làm quy hoạch, lên phương án đền bù …nhưng trong cuộc họp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo rất chia sẻ, thông cảm những khó khăn với doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế, tuy nhiên hàng ngàn hộ dân sống trên đó bị “treo”, không xây được nhà, không tăng gia sản xuất được, cuộc sống bấp bênh…
Một CEO Việt trong tập đoàn quốc tế, có bao giờ anh đối diện với mâu thuẫn giữa quyền lợi của tập đoàn và quyền lợi người dân như thế?
Để có được quyết định trong một ngày, đầu tiên tôi phải trao đổi chủ trương với chủ tịch tập đoàn, sau đó phải trình bảy tất cả những được mất trước một đội ngũ chuyên nghiệp điều hành tập đoàn mấy chục năm qua. Rất may Berjaya là một tập thể đoàn kết, họ hiểu khó khăn đó đến với nhiều quốc gia trên khu vực, không chỉ của Việt Nam
Thường thường khi công ty muốn mua lại một tài sản gì phải dựa vào nhiều yếu tố, chỉ số tổng quan, chỉ số tài chính, thông tin quy hoạch lâu dài, chỉ số phát triển ngành… Ví dụ , thời đó Phú Quốc chưa có sân bay lớn, nhưng tôi đã quyết định mua khi biết được thông tin và hiểu rằng sẽ có sân bay mới, hiện đại và quy mô. Đánh giá về vĩ mô, tương lai dự án, tôi có may mắn thể hiện được góc nhìn của mình trong những dự án đang hoạt động, để mua và phát triển nó lên.
Đến giờ thì các ông chủ doanh nghiệp và nhà quản trị Việt Nam hoàn toàn có thể tự thực hiện công việc M&A không thua gì người nước ngoài, nhờ có thế mạnh về hiểu biết địa phương, hiểu phong tục, tập quán, và những quy trình không đơn giản của thị trường Việt Nam. Cách làm của họ cũng thuyết phục hơn nhờ tính trực tiếp, phân tích được rủi ro giỏi hơn.
Ngoài ra, giá trị phát sinh tại dự án như đóng góp vào cảnh quan, kiến trúc, sự văn minh, giá trị nhân văn … quan trọng hơn là ai sở hữu nó.
Vừa đầu tư bất động sản, phát triển khu giải trí, nghỉ mát, khách sạn, dịch vụ tài chính… Bằng cách nào anh có thể quản trị được rất nhiều những mảng kinh doanh hoàn toàn khác nhau như thế?
Thật ra chẳng ai có thể giỏi hết mọi việc, tôi cũng chỉ có 24 giờ/ngày. Phải biết “buông”, để “buông” được đi đến thành công phải có lòng tin. Quản trị bằng chỉ tiêu thôi, và tin họ.
Để xây dựng cấu trúc tài chính linh động với những dự án hàng triệu USD, Berjaya đã kết hợp dòng chảy đồng tiền như thế nào giữa hai thị trường Việt Nam và Malaysia?
Rất may những hoạt động của Berjaya tại Việt Nam cũng đều là lĩnh vực Berjaya rất mạnh tại Malaysia với quy mô lớn hơn, kể cả lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ… chính điều đó giúp cho tôi tự tin hơn về mục tiêu, nhận được nhiều hỗ trợ .
Từ kinh nghiệm của thị trường BĐS Malaysia, Thái Lan, theo anh, làm thế nào để rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp, người mua nhà?
Thứ hai thị trường BĐS nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài có căn hộ ở Việt Nam, kể cả thủ tục vay tiền. Khi kinh tế phát triển, người nước ngoài đến đây sống và làm việc, họ cũng cần sở hữu một ngôi nhà thứ hai, tuy nhiên thủ tục này còn chưa dễ dàng
Phải nhìn đó theo nghĩa tích cực. Việc thế chấp dự án BĐS tại ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh địa ốc. Hoạt động này diễn ra phần lớn ở các dự án khi dòng vốn tín dụng tài trợ cho BĐS ở nước ta vẫn chủ yếu ở các tổ chức tín dụng.
Còn người vay không có khả năng trả nợ đó là rủi ro cũng khá thông thường trong kinh doanh.
Đừng tác động về mặt hành chính tạo sự hoang mang không đáng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng phải khuyến cáo người mua nhà kiểm tra kỹ càng dự án, chủ đầu tư trước khi mua.
Nhìn xung quanh các nước phát triển, sổ số là cách để mọi người dân đóng góp sức mình, tạo niềm vui, hy vọng. Ngoài sổ số truyền thống, sổ số điện toán giúp người chơi có thêm chọn lựa nhanh hơn, mới hơn.
Bạn bè là tài sản không dính vào mình mà quý nhất
Những trải nghiệm ở 3C, TTT là trường học vô giá, đặc biệt thời gian làm ở TTT cho tôi cái nhìn tổng quát về BĐS và kiến trúc. Dù không lớn nhưng TTT được đầu tư bài bản về quản trị thông qua các công cụ chuyên nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất mạnh để kết dính các thành viên, đó là kinh nghiệm hỗ trợ tôi rất nhiều cho đến hôm nay.
Để có được thành quả kinh doanh đó, anh có phải trả giá nhiều không? Anh nghĩ gì về những được mất trong cuộc đời?
Tuy nhiên với thời đại thế giới phẳng, facebook, nghe được nhiều tiếng nói, thấy được nhiều về cuộc sống, thiên nhiên, môi trường, rồi về Chính phủ… mình có nhiều trăn trở hơn với những than thở của người dân. Trước những bức xúc của thời cuộc, hơn ai hết người doanh nhân phải ý thức được rằng làm gì thì làm phải bảo vệ tốt nhất cho môi trường.
Làm bất cứ việc gì cho công ty, cho cá nhân cũng tập nghĩ đến môi trường, xanh, sạch, thái bình, vì hiểu đó là môi trường mà con mình sẽ lớn lên. Thế hệ trẻ về sau phải biết gìn giữ hơn màu xanh cho trái đất này…
10 năm trước tôi mua một đầm lầy ngoại ô, nhiều người nói xa, không tiện giao thông. Nhưng ai cũng cần có chốn đi về, có thể xa, nhưng khi mình đã muốn về thì những khái niệm như xa đó không còn giá trị nữa.
Ngôi nhà ven sông này cũng chính là để cho các cháu được chơi với bà, được nghe bà kể về ông, được bà dạy sự lễ phép, tạo sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình với xã hội, làm mình có tâm hồn hơn, thiện hơn, muốn đóng góp hơn… và nói thẳng là … bớt liều hơn!
Làm sao có sức khỏe, học hỏi không ngừng để tiếp tục làm công việc hiện nay mà mình yêu thích. Làm sao để mình được ấm áp trong môi trường kinh doanh.
Những người ra đi thực sự là lời nhắc nhở nhẹ nhàng với người ở lại. Đó là thực tế hàng ngày, chúng ta không giả vờ như không hay biết được
Kiên định với mục tiêu của mình, quyết đoán, chịu trách nhiệm, dám trả giá, không khuất khục mới trở thành doanh nhân lớn được. Trong thời đại toàn cầu cần thêm yếu tố nữa, đó là tính hợp tác
Nghĩ cho cùng mình sinh ra trắng tay mà. Nếu nhìn xung quanh mình thấy tại sao người khác làm được, dù họ cũng bắt đầu từ trắng tay. Phải có niềm tin, và không có gì thay đổi được sự chăm chỉ. Thông minh, giỏi mà không chăm chỉ thì cũng không làm được gì.
Chả ai có khả năng ứng phó với thất bại, nhưng khi thực sự đối diện với thất bại, quy luật sinh tồn bắt anh phải lao động, chấp nhận mất đi cả tự ái để kiếm tiền, làm tốt công việc được giao và chờ cơ hội, nhưng quan trọng là phải bắt đúng cơ hội. Có nhiều người quá nôn nóng bắt vào cơ hội không phù hợp nên mất thời gian rất dài vẫn dậm chân tại chỗ
Tiền có hai mặt. Nếu chúng ta nghĩ về cái thiện của đồng tiền thì đó là phần thưởng cho người chăm chỉ lao động, kết quả của sáng tạo, lao động, mồ hôi nước mắt. Còn mặt tiêu cực của nó là có thể thay đổi con người, biến người tốt thành người xấu. Tôi phục người kiếm nhiều tiền, nhưng thực sự ngưỡng mộ cách người ta xài tiền, bao gồm đầu tư, chi tiêu và đóng góp… mới đáng ủng hộ.
Từng là thủ lĩnh của CLB doanh nhân 2030, anh nghĩ với doanh nhân, thế nào là sống đẹp, chơi đẹp, làm đẹp?
Cho tới giờ này đó là CLB duy nhất mình tham gia, ở đó mình thực sự được là mình, được chứng kiến những người thành công rất rực rỡ và cả những người không may mắn. Mong muốn nhiều hơn những CLB như thế nữa để chia sẻ cách sống, cách làm việc nhân văn.
Tôi có rất đông bạn bè, bạn là tài sản không dính vào mình mà quý nhất, không ràng buộc. Bạn bè cho mình nguồn cảm hứng, màu sắc phong phú của cuộc sống.
Vợ anh cũng là một doanh nhân, một hoa hậu, hai người cùng nổi tiếng, cùng kinh doanh, cùng hào hoa… sống với nhau như thế nào?
Hai người là doanh nhân nên có thế chia sẻ với nhau, đặc biệt quỹ thời gian. Nhưng quan trọng nhất phải lắng nghe nhau và trò chuyện được với nhau.
Làm thế nào để anh có thể giữ được tình vợ chồng lúc nào cũng “tương kính như tân”?
Đừng coi vợ như một cái có sẵn trong nhà. Ngoài giây phút tình cảm lãng mạn vợ chồng thì phải thu xếp công việc gia đình ổn thỏa, để không đánh mất đi cảm xúc ban đầu…
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy