Có mặt tại xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, Hưng Yên, nơi đang triển khai dự án Khu công nghiệp sạch Kim Động có quy mô lên đến 200 ha. Chúng tôi đã được trực tiếp lắng nghe những tâm tư của người dân, cũng như chính quyền nơi đây khi mà dự án lớn bị “treo” ở địa phương đang gây khó khăn cho tâm lý sản xuất kinh tế nông nghiệp.
Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Ng. (người dân xã Phạm Ngũ Lão cho hay), hiện nay gia đình bà có khoảng 3 sào ruộng nằm trong quy hoạch của dự án sạch Kim Động. Từ khi nghe tin có KCN về địa phương nên gia đình bà chấp thuận đồng ý GPMB, trong thời gian gần đây gia đình bà sản xuất rất cầm chừng được tý gì hay tý đó vì không biết khi nào bị thu hồi. Trong khi đó thì số tiền được đền bù thì cứ “mòn mỏi” chưa về.
“Đợi mãi không thấy thu hồi thì chúng tôi cứ làm thôi, không cấy thì bỏ không xót ruột lắm. Nhưng cũng không dám mua sắm gì cả, vì nếu họ thu đất thì có bỏ phí tiền mua máy”., bà Ng. nói.
Còn hộ nhà ông T. (xã Phạm Ngũ Lão) cũng trong tình trạng tương tự. Khổ nỗi là ruộng gia đình ông xa nên hệ thống tưới tiêu đang rất khó khăn. Gia đình ông cũng tính sẽ chuyển nghề sau khi được đền bù nhưng vẫn chưa làm được gì vì dự án chậm quá lâu.
Vựa lúa mang tên KCN Sạch Kim Động
Ông Ngô Ngọc Sơn – Chủ tịch xã Phạm Ngũ Lão chia sẻ với PV, liên quan đến dự án KCN Sạch Kim Đông thì hiện nay tỉnh Hưng Yên, huyện Kim Động cũng đã gắt gao lắm. Dự án nhận được quyết định thu hồi từ năm 2011-2012. Và cũng từ đó đến nay người dân chưa nhận được hào đền bù nào. KCN nằm trên 3 xã Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩa, Toàn Thắng. Số diện tích đất nằm trong quy hoạch dự án KCN Sạch Kim Động lên đến gần 1/3 tổng diện nông nghiệp của cả xã Phạm Ngũ Lão. Trong khi đó, nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của người dân tại nơi đây.
“Hiện nay phương án đền bù từ lâu, nhưng mãi mới đây có nghe nói là họ đã bắn được 20 tỷ về tài khoản của ban GPMB thôi, họ hẹn chi trả cho người dân lâu lắm rồi.”
Ông Ngô Ngọc Sơn - Chủ tịch xã Phạm Ngũ Lão chia sẻ về những khó khăn của các hộ dân ở đây
Sản xuất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước thì người dân phải liên quan đến hệ thống tiêu thoát nước, đương nhiên phải củng cố. Ngoài ra khi sản xuất nông nghiệp phải có máy móc. Nhưng không biết khi nào bị thu, mà tiền thì chả thấy đâu.
“Cứ nói chuẩn bị thu rồi thì người dân đầu tư được? Đầu tư để mà chết à, đầu tư phát ông thu đất thì dân không làm được. Nếu tôi có đất thì tôi sẽ chủ động sắm thêm đồ đạc Nhưng chuẩn bị thu đến nơi rồi thì chúng tôi mua làm gì”., ông Sơn bức xúc nói.
Theo ông Sơn, việc chậm trễ thu hồi và đền bù là những cản trở cho người dân không yên tâm sản xuất được. Nhiều hộ sau khi 100% ký kết đồng ý GPMB, phương án đề bù đã xong chỉ việc mang tiền để trả. Người dân nghĩ thế là có tiền nên vay tiền sửa nhà, mua sắm nhưng mãi chưa thấy đâu. Trong khi đó Chủ đầu tư DĐK thì cứ hứa hết lần này đến lần nọ mãi vẫn chưa thấy đâu.
Tại các buổi tiếp xúc cử tri, các hộ dân liên tục nêu ý kiến nhưng vẫn không thay đổi. Trong khi đó, dự án vẫn bị treo và người dân không thể yên tâm đầu tư cho công tác sản xuất nông nghiệp.
Theo quy hoạch, Khu công nghiệp sạch Kim Ðộng có quy mô khoảng 200ha trên địa bàn ba xã: Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩa, Toàn Thắng, được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 có quy mô 100ha. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư số 05221000120, ngày 17/12/2010 cho Công ty CP tập đoàn đầu tư xây dựng DÐK thực hiện đầu tư xây dựng Khu công nghiệp sạch Kim Ðộng.
Dự án Khu công nghiệp sạch Kim Ðộng dự kiến hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trong vòng 34 tháng, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể: từ tháng 12/2010 đến 10/2013, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất thuộc dự án, xây nhà máy xử lý nước thải, xây dựng các công trình kỹ thuật.
Giai đoạn 1: 100ha, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động từ Quý IV năm 2015; Giai đoạn 2: 100ha, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động năm 2017.
KCN dự kiến sẽ thu hút các ngành sản xuất công nghiệp ít gây ô nhiễm độc hại như : Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử viễn thông, điện gia dụng, điện lạnh dùng trong công nghiệp chế biến; công nghệ phần mềm; Sản xuất hàng tiêu dùng: bàn ghế, trang thiết bị nội thất; đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp; vật dụng văn phòng, văn phòng phẩm; may quần áo xuất khẩu.
Thực hiện chủ trương tiếp nhận đầu tư của tỉnh Hưng Yên, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội xã Phạm Ngũ Lão và thôn Cốc Ngang đã kiên trì thuyết phục, vận động hơn 500 hộ dân dành toàn bộ (khoảng 90 ha) đất canh tác của thôn cho phát triển công nghiệp và được nhân dân ủng hộ, sẵn sàng giao đất cho dự án.
Có thể nói với nhiều điều kiện “thiên thời địa lợi nhân hòa” nhưng không hiểu vì lý do gì mà suốt gần 10 năm qua dự án vẫn bị đắp chiếu, chưa triển khai thực hiện xây dựng.
Theo ông Phạm Viết Sơn - Trưởng BQL các KCN Hưng Yên cho biết, BQL Khu công nghiệp hàng năm đã có nhiều văn bản đốc thúc phía CĐT. Cụ thể, gần nhất trong văn bản số đôn đốc số 538/BQL-TNMT ngày 9/6/2018 của BQL Các KCN Hưng Yên gửi Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK có nêu rõ: “Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt (bắt đầu từ 10/7/2018 đến 31/7/2018) phải hoàn thành. Yêu cầu Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK nghiêm túc thực hiện kết luận trên. Nếu quá thời hạn trên Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK không thực hiện (hoặc thực hiện không hoàn thành do chủ quan của Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK), BQL Các KCN tỉnh, UBN huyện Kim Động sẽ báo cáo UBND tỉnh để thu hồi dự án”.
Tổng số tiền Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK phải chi trả về công tác GPMB là 114.858.908.500 đồng. Tuy nhiên đến tháng 9/2018 Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK mới chi trả được 20 tỷ.
Mặc dù, BQL các KCN Hưng Yên đã khẳng định trong văn bản đốc thúc về việc sẽ kiến nghị thu hồi dự án trên nếu quá hạn không hoàn thành nghĩa vụ chi trả tiền đền bù để GPMB nhưng cho đến vẫn chưa có động thái nào liên quan đến ý kiến trên.
Dư luận đặt ra câu hỏi liệu có “lợi ích nhóm” trong sự việc để dự án “treo” gần 10 năm qua của KCN Sạch Kim Động hay không? Khi mà chính những dự án như thế này đang khiến tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương rơi vào thế “nơm nớp”, kinh tế thì phải dựa vào dự án khi nào thì triển khai.
Hải Đăng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy