Dòng sự kiện:
Tỉnh Hưng Yên 'giơ cao nhưng không đánh' với KCN Sạch Kim Động?
02/10/2018 09:13:35
Sau 8 năm triển khai, dự án KCN rộng 200ha vẫn đang bị “treo”, tỉnh Hưng Yên cũng chỉ gửi những văn bản đôn đốc đối với chủ đầu tư Tập đoàn DĐK.

Như kỳ trước “Sau 10 năm triển khai, khu CN sạch Kim Động vẫn chỉ là ruộng lúa xanh ngát” đã phản ánh, dự án KCN Sạch Kim Động sau 8 năm triển khai hiện nay vẫn chỉ là cánh đồng lúa ngát xanh khiến cho tâm lý sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng và gây lãng phí tài nguyên cũng như môi trường đầu tư của tỉnh Hưng Yên.

Hiện trạng dự án KCN Sạch Kim Động vẫn chỉ là những ruộng lúa

Trao đổi với PV, ông Phạm Viết Sơn - Trưởng BQL các KCN Hưng Yên cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ triển khai dự án KCN Sạch Kim Đồng có cả khách quan lẫn chủ quan. Theo đó, cuối năm 2010, Chính phủ yêu cầu các tỉnh xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2020 việc này dựa trên quyết định thu hồi, quy hoạch sử dụng đất. Thời điểm trên tỉnh nào chưa được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 thì việc thu hồi đất là phải trình chính phủ kế hoạch hằng năm. Chủ yếu ưu tiên cho dự án phía Bắc, khi đó đối với Hưng Yên có mấy khu công nghiệp, và phải dừng lại chờ xây dựng kế hoạch sang 2011.

Trong quy hoạch sử dụng đất được chính phủ phê duyệt cho cả giai đoạn, sau đó hàng năm lại phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất thì mới được triển khai. Chính vì thế mà một loạt các khu công nghiệp tạm thời không triển khai được, trong đó có KCN Sạch Kim Động. Tuy nhiên, đến khoảng giữa năm 2013 thì quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 của tỉnh bây giờ mới được chính thức phê duyệt.  Nên một số KCN của tỉnh đều trong giai đoạn phải chờ quy hoạch. 

Sau quy hoạch sử dụng đất của tỉnh được phê duyệt thì đến bây giờ đưa từng KCN vào kế hoạch hàng năm một. Đối với cái KCN Kim Động được đưa vào kế hoạch sử dụng đất từ năm 2015. Bởi vì quy hoạch cũ 2000-2010 đã hết thời hạn nên phải là đưa vào quy hoạch mới. Sau đó đến 2015 đưa vào kế hoạch thu hồi, các phương án trước kia thủ tục thu đồi đất vào năm 2010, khác so với  trình tự thu hồi luật đất đai 2013 cho nên mới chậm.

Dự án bị chậm được đánh giá cả khách quan lẫn chủ quan

Nguyên nhân chủ quan, giai đoạn 2009 có khủng hoảng kinh tế suy thoái và ảnh hưởng đến năm 2011 vẫn còn. Ảnh hưởng đến  khả năng đầu tư hạ tầng, khiến cho nhà đầu tư cân nhắc. Đến mấy năm nay đã có sự khởi sắc, tại thời điểm bây giờ tỉnh cũng đang đôn đốc triển khai. Đến năm 2016 bắt đầu làm lại các thủ tục để thu hồi đất.

Cũng theo ông Sơn, thủ tục thu hồi đất hơi rườm rà, triển khai hơi chậm, sự phối hợp giữa CĐT và cơ quan quản lý chưa chặt chẽ cho nên chậm tiến độ. Đầu năm tỉnh Hưng Yên đã có viên bản ra soát, đôn đốc. Vừa rồi cơ bản những phương án bồi thường  giải phòng mặt bằng gần 50 hecta đất đã được phê duyệt rồi, đề nghị CĐT trả tiền.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn dài như vậy đang có 1 vấn đề nữa liên quan về quy hoạch cụm doanh nghiệp. Trước kia khi mà quy hoạch sau 1 thời gian chưa triển khai, do nhu cầu các xã ở đó xấy dựng 1 nhà máy xí nghiệp thải vào vị trí trước kia quy hoạch xử lý nước thải của KCN thì phía CĐT đề nghị tách cái đó ra, nên sở điều chỉnh lại quy hoạch. Phần điều chỉnh quy hoạch đó thì tổng diện tích của khu quy hoạch 100 hecta, hiện nay Tỉnh đã có chỉ đạo giải phóng mặt bằng trước 50 hecta và phần không phải điều chỉnh, đổng thời song song điều chỉnh 50 hecta còn lại để làm tiếp.

Phía CĐT cũng có kiến nghị đề nghị làm một thể là cả 100 hecta,  Tỉnh cũng chỉ đạo về hoàn thành hồ sơ đến đâu thì triển khai đến đó và tiến hành song song. Sau khi đã được duyệt hoàn thành xong GPMB, thì CĐT tiến hành chi trả.

Theo cơ chế tỉnh sẽ có HĐ GPMB tổ chức giải phóng mặt bằng, kinh phí CĐT sau khi chi trẩ sẽ trừ vào tiền thuê đất theo luật định. Về giá trị thuê đất thì phải, sau khi GPMB xong làm hồ sơ thì lúc đó Sở tài chính chủ trì, xác định tiền thuê đất.

Hiện tại Hưng Yên có 1 số KCN cũng rơi vào tình trạng trên như KCN Minh Quang, theo ông KCN Minh Quang cũng chưa được đưa vào sử dụng và  hiện tại cũng đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng, nằm trong tình trạng chờ quy hoạch sử dụng đất, CĐT cũng đang làm thủ tục chuẩn bị giải phóng mặt bằng.  (KCN Minh Quang CĐT dự án là VID)…

Nói về việc dự án “treo” ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân thì vị lãnh đạo này cũng cho rằng, hiện nay các hộ dân đang canh tác bình thường chỉ khi người dân nhận tiền rồi thì mới dừng sản xuất.

Theo ông từ năm 2016, BQL Khu công nghiệp hàng năm đã có nhiều văn bản đốc thúc phía CĐT. Cụ thể, gần nhất trong văn bản số đôn đốc số 538/BQL-TNMT ngày 9/6/2018 của BQL Các KCN Hưng Yên gửi Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK có nêu rõ: “Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt (bắt đầu từ 10/7/2018 đến 31/7/2018) phải hoàn thành. Yêu cầu Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK nghiêm túc thực hiện kết luận trên. Nếu quá thời hạn trên Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK không thực hiện (hoặc thực hiện không hoàn thành do chủ quan của Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK), BQL Các KCN tỉnh, UBN huyện Kim Động sẽ báo cáo UBND tỉnh để thu hồi dự án”.

Văn bản số đôn đốc số 538/BQL-TNMT ngày 9/6/2018 của BQL Các KCN Hưng Yên

Tổng số tiền Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK phải chi trả về công tác GPMB là 114.858.908.500 đồng. Tuy nhiên đến tháng 9/2018 Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK mới chi trả được 20 tỷ, thế nhưng BQL KCN Hưng Yên vẫn dừng ở mức “nhắc nhở” phải thanh toán nốt và cũng kèm theo lời nhắc nhở: “Trường hợp Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK không thực hiện theo Kế hoạch số 01/KH-BTTH ngày 11/9/2018 của Hội đồng BTTH GPMB huyện Kim Động, BQL Các KCN tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan báo cáo UBND tỉnh để thu hồi dự án theo ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 28/TB-UBND ngày 26/7/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên”. Còn hạn chót đến khi nào phải hoàn thành thì văn bản này lại không nêu rõ.

Văn bản nhắc nhở gần nhất đối với CĐT dự án

Việc “giơ cao xong không đánh” của cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên liệu có đang tạo tiền lệ xấu khi các doanh nghiệp cứ ung dung trong khi các dự án đã bị treo suốt gần thập kỷ?

Trong khi nhân dân địa phương không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ruộng đất bị manh mún, mỗi hộ từ 6-7 mảnh (do không dồn thửa, đổi ruộng được), gây thiệt hại cho nông dân, việc dự án có quy mô lớn như Khu công nghiệp sạch Kim Động “treo” suốt 8 năm qua khiến dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi “tồn tại” của dự án?

Khu công nghiệp sạch Kim Ðộng có quy mô khoảng 200ha trên địa bàn ba xã: Phạm Ngũ Lão, Chính Nghĩa, Toàn Thắng, được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 có quy mô 100ha. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư số 05221000120, ngày 17/12/2010 cho Công ty CP tập đoàn đầu tư xây dựng DÐK thực hiện đầu tư xây dựng Khu công nghiệp sạch Kim Ðộng, trên địa bàn xã Phạm Ngũ Lão và xã Chính Nghĩa.

Dự án Khu công nghiệp sạch Kim Ðộng dự kiến hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trong vòng 34 tháng, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể: từ tháng 12/2010 đến 10/2013, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất thuộc dự án, xây nhà máy xử lý nước thải, xây dựng các công trình kỹ thuật.

Giai đoạn 1: 100ha, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động từ  Quý IV năm 2015; Giai đoạn 2: 100ha, dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động  năm 2017.

KCN dự kiến sẽ thu hút các ngành sản xuất công nghiệp ít gây ô nhiễm độc hại như : Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử viễn thông, điện gia dụng, điện lạnh dùng trong công nghiệp chế biến; công nghệ phần mềm; Sản xuất hàng tiêu dùng: bàn ghế, trang thiết bị nội thất; đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp; vật dụng văn phòng, văn phòng phẩm; may quần áo xuất khẩu.

Như vậy, suốt gần 10 năm qua dự án vẫn bị đắp chiếu, chưa triển khai thực hiện xây dựng hiện nay vẫn đã là cánh đồng ngát xanh màu lúa.

 

 

Hải Đăng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến