Tin liên quan
Tại hội thảo góp ý xây dựng Luật Báo chí -do Bộ Thông tin truyền thông tổ chức- hôm nay 28-5, ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông đề cập đến một số quy định mới đáng quan tâm của dự luật này.
Theo đó, ngưới đứng đầu cơ quan báo chí không phải có chức danh tổng biên tập (như thường thấy hiện nay) nữa mà là tổng giám đốc, giám đốc; người có chức danh tổng biên tập, theo dự thảo, chỉ là người giúp việc cho người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước người đứng đầu về nội dung thông tin báo chí.
Bộ Thông tin truyền thông đã tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Luật Báo chí vào hôm nay 28-5. Ảnh: Đá Bàn
Cụ thể, tổng biên tập là người xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí; tổ chức biên tập và quyết định đăng, phát các tác phẩm báo chí; điều hành, quản lý phóng viên, biên tập viên và nhân sự thuộc quyền; và thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ quan báo chí (giám đốc) giao.
Vậy công việc của người đứng đầu cơ quan báo chí (giám đốc) là gì? Theo dự luật, người đứng đầu có nhiệm vụ xây dựng kết cấu nội dung ấn phẩm, chương trình kênh phát thanh, truyền hình và chuyên trang của báo điện tử; phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm, chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; bổ nhiệm, cách chức tổng biên tập…
Một quy định mới nữa đó là quy định về “phản hồi thông tin”. Theo dự luật, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản hoặc khởi kiện tại tòa. Trường hợp cơ quan báo chí không đồng ý với ý kiến đó thì “vẫn phải đăng ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình”.
Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông còn nêu nhiều quy định mới của dự thảo như họp báo ở đâu, xin phép ở đó (hiện nay vẫn có tình trạng họp báo ở TPHCM nhưng xin phép ở Hà Nội), “thẻ nhà báo là loại thẻ duy nhất được pháp luật công nhận trong hoạt động báo chí” (hiện nay ngành tòa án có quy định, cho dù có thẻ nhà báo nhưng không giấy phép của tòa thì nhà báo vẫn không thể tham dự một số phiên tòa nhất định)…Và theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, quy định “Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng, phát sóng” trong dự luật là điểm “tiến bộ” nhất.
Đa số ý kiến tham dự tại hội thảo cho rằng dự luật đã cơ bản sửa chữa được những khiếm khuyết trong Luật Báo chí hiện nay. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số hạn chế của dự luật. Ví dụ, quy định về tỉ lệ phần trăm thời lượng phát sóng trong các chương trình liên kết, theo đại diện Đài truyền hình Vĩnh Long là “can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ cơ quan báo chí”.
Và cũng có “thắc mắc” của một vài đại biểu về việc cơ quan báo chí có được thành lập công ty cổ phần để phát hành báo chí? Cơ quan báo chí làm ăn không hiệu quả có cho phá sản theo Luật Phá sản?... Hay như việc để lộ bí mật quốc gia, có đại biểu đặt vấn đề là tại sao cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm mà không phải là nguồn tin chịu trách nhiệm?
Nên đọc
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy