Chiếc máy bay chở khách Mitsubishi Regional Jet (MRJ) của Nhật Bản.
Công ty dẫn đầu nỗ lực của Nhật Bản nhằm bước chân vào thị trường máy bay thương mại vừa nhận được một gói giải cứu trị giá gần 2 tỷ USD - trang CNN Business đưa tin.
Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries ngày 31/10 tuyên bố sẽ bơm 170 tỷ Yên, tương đương 1,5 tỷ USD, vào công ty sản xuất máy bay Mitsubishi Aircraft Corp., đồng thời xóa nợ cho công ty này 50 tỷ Yên, tương đương 440 triệu USD.
Đây được xem là "cú vấp" mới nhất của Mitsubishi Aircraft - công ty chế tạo chiếc máy bay chở khách 92 chỗ ngồi có tên Mitsubishi Regional Jet (MRJ). Chiếc máy bay này lẽ ra đã được giao hàng lần đầu tiên từ 5 năm trước, nhưng đến nay kế hoạch vẫn bị trì hoãn.
Mitsubishi Heavy Industries nói rằng gói giải cứu 2 tỷ USD sẽ cung cấp số vốn cần thiết cho việc tiếp tục phát triển máy bay MRJ. Với gói cứu trợ này, mức nắm giữ cổ phần của Mitsubishi Heavy Industries trong Mitsubishi Aircraft sẽ tăng từ 64% lên 87%.
Mục tiêu của Mitsubishi Aircraft là cạnh tranh với hãng Bombardier của Canada và Embraer của Brazil, hai công ty hiện đang chiếm lĩnh thị trường máy bay chở khách dưới 100 ghế ngồi. Trong số những hãng hàng không đã đăng ký mua máy bay MRJ có một số hãng của Mỹ như Delta, American, và United.
Dự án MRJ đã liên tiếp bị trì hoãn. Năm ngoái, Mitsubishi Aircraft cho biết phải đến năm 2020 mới có thể giao hàng máy bay đầu tiên, chậm hơn 2 năm so với dự kiến trước đó. Khách hàng đầu tiên mua MRJ, hãng All Nippon Airways của Nhật Bản, sẽ nhận máy bay muộn 7 năm so với kế hoạch ban đầu.
Ông Greg Waldron, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của trang tin hàng không Flight Global, nói rằng máy bay MRJ gặp phải một số vấn đề về thiết kế, chẳng hạn vấn đề tuân thủ giới hạn trọng lượng máy bay của Mỹ.
Sự trì hoãn có vẻ như đã gây tổn thất lớn về mặt tài chính cho dự án. Vào cuối tháng 3 năm nay, số nợ của Mitsubishi Aircraft vượt quá tài sản của công ty tới 110 tỷ Yên, tương đương 970 triệu USD.
Ngoài Mitsubishi Heavy Industries, các cổ đông chính của Mitsubishi Aircraft còn có Toyota, Sumitomo và Mitsui.
"Sản xuất máy bay có lẽ là điều khó nhất đối với một công ty hay quốc gia", ông Waldron nói. "Với số tiền đã rót vào chương trình này, tốt nhất Mitsubishi Heavy Industries không nên bỏ dở".
Theo VnEconomy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy