Tin liên quan
Liên quan đến việc Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của nhà thơ Phan Huyền Thư, phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Ông Nguyễn Quang Thiều cho biết: “Chị Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan đều là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Qua vụ việc này, Hội Nhà văn Việt Nam vô cùng buồn và đáng tiếc. Bởi vì, trong việc nhìn nhận và xem xét văn bản của 2 bài thơ này, trên tất cả khía cạnh, tôi phải nói rằng, cả hai bài thơ này đều là một. Cho nên, một trong 2 tác giả này là người đạo thơ, ăn cắp bài thơ đó. Bây giờ, ai là người ăn cắp, chúng ta phải đợi một thời gian nữa và 2 người phải đưa ra những chứng cứ cụ thể”.
PV: Vậy ông đánh giá như thế nào về việc Hội nhà văn Hà Nội đã rút lại giải thưởng đối với nhà thơ Huyền Thư?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi cũng theo dõi và được biết, chiều 20/10, Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đối với tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư.
Tôi cũng chưa hiểu tại sao Hội Nhà văn Hà Nội lại đưa ra quyết định đó? Và Hội Nhà văn Hà Nội đã dựa chứng cứ nào để bãi bỏ giải thưởng đó hoặc Phan Huyền Thư suy nghĩ gì mà chị ấy lại đồng ý chấp nhận và từ chối giải thưởng đó.
Nhưng dù Hội Nhà văn Hà Nội đã loại giải đó ra, và nhà thơ Phan Huyền Thư có thể chối từ, trả lại giải đó thì cuối cùng sự việc vẫn phải làm đến tận cùng để một trong hai người phải là người chủ chính thức được công bố công khai trong dư luận là tác giả của bài thơ đó. Một trong hai người đó phải là người chịu trách nhiệm mình là người đã đạo bài thơ đó để biến thành của mình mà không được phép. Tôi nghĩ rằng, vụ việc này chưa dừng lại ở đây và phải tiếp diễn cho đến lúc ngã ngũ ai là tác giả chính thức của bài thơ đó.
PV: Về phía cá nhân ông, ông nghĩ sao về diễn biến vụ việc, đặc biệt là các chứng cứ hai nhà thơ đã đưa ra?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Chị Phan Ngọc Thường Đoan đã đưa ra những chứng cứ rất rõ ràng là tập sách được in trước và đã có bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc. Còn Phan Huyền Thư thì không. Đấy là tính về mặt pháp lý hiện nay mà chúng ta có được. Theo như thông tin đăng tải trên mạng và báo chí, Phan Huyền Thư có nói: chị sáng tác bài thơ này từ năm 1996 và theo thông tin trên mạng, chị đã viết tay bài thơ này.
Về quan điểm của riêng tôi, dù có bản viết tay thì cũng là một phần của chứng cứ nhưng bản viết tay này nếu sau này đưa ra để phân định, định ra tuổi và thời gian của nó có đúng không. Vì vậy, tôi nghĩ, cả hai phía đều phải nỗ lực để đưa ra chứng cứ xác đáng, nghiêm minh và chắc chắn. Nếu một trong hai người để xảy ra căng thẳng hay không xin lỗi về việc đó sẽ phải đưa ra tòa án. Nếu đưa ra tòa án, những chứng cứ liên quan sẽ xem xét một cách cẩn thận, minh bạch để đảm báo tính chính xác của nó.
Hội Nhà văn Việt Nam cũng đang tiếp tục lắng nghe, quan tâm và sẽ theo dõi vụ việc này vì cả hai người đều là hội viên Hội Nhà văn, và trong quá khứ đã có những đóng góp nhất định cho phong trào sáng tác văn học trong nước.
PV: Với tư cách là người sáng tác và là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, theo ông chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đứa con tinh thần của mình để tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc như vụ việc này và một số vụ việc đã xảy ra thời gian qua?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Lâu nay chúng ta đều nói rằng: sống và làm việc theo pháp luật. Nhưng thực ra chúng ra rất thờ ơ với nguyên tắc để phát triển, một lối sống đảm bảo minh bạch, rõ ràng và có luật định rõ ràng với xã hội. Không chỉ trong lĩnh vực của văn học nghệ thuật mà cả lĩnh vực khác, luật pháp của Việt Nam chưa được chấp nhận, chưa được thực thi một cách nghiêm túc. Đối với các nhà văn, kể cả những người bắt đầu viết, từ trước đến nay chúng ta chưa quan tâm nhiều đến bản quyền và có thể nói là rất ít. Đây là một thói quen đáng trách. Đấy là cách sống chưa theo luật pháp lắm.
Ở các nước khác, bất kỳ một cái gì được thể hiện trên báo chí hay công khai hay công bố trên một phương tiện nào đó đều có cách thức để đảm bảo hồ sơ cho tác quyền đó. Còn ở Việt Nam thì chưa và bỏ ngỏ. Ngay bây giờ - những chuyện này xảy ra, có nhiều nhà văn, nhà thơ mới giật mình là phải đăng ký bản quyền. Chúng ta đã có những cơ quan bản quyền- ngay ở Hội Nhà văn Việt Nam, chúng ta đã có Trung tâm bảo vệ tác quyền thì các nhà văn Việt Nam được kêu gọi, động viên, lý giải về lợi ích của bản quyền đó. Và đến nay, không phải tất cả các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã thực thi điều đó.
Các cơ quan quản lý bản quyền cũng phải tăng cường hoạt động của mình. Và luật pháp phải có những điều khoản thật cụ thể và xử phạt rõ ràng. Ở các nước khác, họ coi việc ăn cắp bản quyền là một tội và Việt Nam cũng phải đưa vào như thế. Ăn cắp bản quyền xong, chỉ một lời xin lỗi mà bỏ qua việc đó là không được. Vấn đề tác quyền đã đến lúc báo động, nó không chỉ đảm bảo vật chất mà còn bảo vệ danh dự cho chính người sáng tạo nữa.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo VOV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy