Thị xã Quảng Yên có trên 2.200 tàu, thuyền, phương tiện thủy đã được thông báo tìm nơi tránh trú an toàn trước khi bão đổ bộ. (Ảnh: TTXVN phát)
Để các đơn vị ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế là YAGI), ngày 6/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi công điện đến Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, các đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo trong công điện của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/9 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3.
Các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trực ứng cứu thông tin 24/24 giờ; theo dõi sát tình hình diễn biến của bão tại các khu vực ven biển và mưa, lũ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc; báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của mạng lưới và thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống bão, mưa, lũ và công tác tìm kiếm cứu nạn về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Viễn thông là đầu mối tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình diễn biến của bão, mưa lũ; tham mưu cho lãnh đạo Bộ các phương án chỉ đạo ứng phó kịp thời; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nhắn tin đến các thuê bao trong vùng ảnh hưởng của bão, mưa lũ khi có yêu cầu.
Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương làm đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn cùng phối hợp triển khai đồng bộ các phương án ứng phó kịp thời và đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho lãnh đạo; tăng cường thông tin liên lạc tại các khu vực trọng điểm phòng chống thiên tai của tỉnh như các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ thủy điện, hồ thủy lợi xung yếu và các khu vực có thể bị ảnh hưởng của thiên tai.
Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tập trung gia cố lại toàn bộ nhà trạm, cột cao, cột ăngten thuộc các hệ thống đài phát thanh, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi có khả năng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ; bổ sung kịp thời các thiết bị dự phòng trên mạng lưới như thiết bị nguồn điện, máy nổ, nhiên liệu máy nổ, ắc quy cho các đơn vị trên địa bàn dự kiến nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ.
Các doanh nghiệp sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo bão, mưa lũ tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng theo yêu cầu của Bộ; sẵn sàng roaming giữa các mạng di động.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone chịu trách nhiệm tăng cường, bổ sung các trạm BTS di động và xe thông tin cơ động để sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp thông tin bị gián đoạn./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy