Sở Xây dựng TP HCM đã có tổng kết về nhà ở xã hội và đề ra mục tiêu tại Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025. Trên thực tế, việc xây dựng nhà ở xã hội tại TP HCM đang tồn tại nhiều bất cập và lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM cũng thừa nhận đây là lĩnh vực khó.
Dân mòn mỏi chờ nhà ở xã hội
Bà Phan Tường Vân là người mua nhà ở xã hội tại dự án HQC Bình Trưng Đông (Quận 2 cũ, nay thuộc TP Thủ Đức). Dự án này do Công ty cổ phần Tư vấn– Thương mại– Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư. Năm 2018, khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư giao hẹn đến quý I/2019 sẽ bàn giao nhà. Tuy nhiên, đến nay đã trễ hẹn 3 năm mà Công ty Hoàng Quân vẫn chưa thực hiện như cam kết. Ngoài việc chậm trễ, bà Vân còn bức xúc bởi Công ty Hoàng Quân yêu cầu người mua nhà phải ký 2 hợp đồng cho cùng một căn hộ.
Dự án nhà ở xã hội HQC Bình Trưng Đông còn dang dở dù chậm tiến độ 3 năm. (Ảnh: Duy Phương)
Cụ thể, bà Vân phải ký Hợp đồng mua bán căn hộ có giá hơn 16 triệu đồng/m2 và Hợp đồng thi công hoàn thiện tiện ích dịch vụ căn hộ có giá hơn 4 triệu đồng/m2 (hợp đồng này ký với Công ty Bảo Linh– nhà thầu xây dựng). Đáng nói, trước đó, khi tìm hiểu dự án thì bà Vân không hề được tư vấn thông tin gì về việc sẽ phải ký 2 hợp đồng làm chênh giá nhà. Theo bà Vân, việc này làm tăng giá nhà ở xã hội lên bằng mức giá bán thương mại cùng tại dự án này và thực chất đây là một cách để lách luật.
“Công ty Hoàng Quân ký chia 2 hợp đồng như vậy, tính ra giá trị thực tế mà chúng tôi trả gần 1,4 tỷ rồi. Không còn mang ý nghĩa là nhà ở xã hội nữa. Những điều Công ty Hoàng Quân đang làm chỉ là dựa vào chính sách của Nhà nước để kinh doanh, kiếm tiền. Chúng tôi rất bức xúc” - bà Vân nói.
Một dự án khác là tổ hợp nhà ở - nhà ở xã hội Tân Bình Apartment cũng trễ hẹn hơn 5 năm chưa bàn giao nhà cho người mua. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình mở bán năm 2015, cam kết đến tháng 10/2016 bàn giao nhà. Tại dự án này, Công ty Tân Bình cũng buộc người mua nhà phải ký thêm hợp đồng thi công hoàn thiện căn hộ với Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam với mức giá từ 300– 500 triệu đồng tùy từng căn hộ.
Năm 2018, UBND TP HCM ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với chủ đầu tư do xây vượt 2 tầng so với giấy phép, bán nhà khi chưa đủ điều kiện, sai phạm về xây dựng…với số tiền phạt lên đến 1,64 tỷ đồng. Từ đó đến nay, chủ đầu tư không đẩy nhanh tiến độ xây dựng và dự án vẫn đang dang dở. Ông Huỳnh Châu Bảo, người mua nhà dự án Tân Bình Apartment cho biết, việc chủ đầu tư bị xử phạt càng làm ông thêm lo lắng vì không biết đến bao giờ mới được nhận nhà. Việc chậm giao nhà làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, trở thành gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình ông.
“Trước đó bắt đầu mua nhà thì phải vay ngân hàng. Đã thu nhập thấp không có tiền, bây giờ lại nhiều chi phí. Phí nhà ở, phí ngân hàng…đủ thứ tiền. Bây giờ rất là đuối. Mới nghe thì thấy có sự mạnh tay của các cơ quan Nhà nước. Nhưng càng lo hơn vì chưa thấy được có phương hướng làm sao để dân cư sớm nhận được nhà” - ông Bảo nói.
Người mua dự án Tân Bình Apartment lo lắng bởi hơn 5 năm vẫn chưa được giao nhà. (Ảnh: Duy Phương)
Cần chính sách và chế tài cụ thể
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP HCM, giai đoạn 2016– 2020 TP đặt mục tiêu tăng thêm hơn 2,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, TP chỉ phát triển được hơn 1,2 triệu m2 sàn, chỉ đạt 56% chỉ tiêu đề ra. Mới đây, Sở Xây dựng vừa có tờ trình gửi UBND TP về Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021– 2025, trong đó đặt chỉ tiêu tăng thêm 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Quân- Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, để thực hiện mục tiêu không đơn giản và cần phải có chính sách cụ thể.
“Cái này làm rất khó, nếu làm được thì mình đã làm từ rất lâu rồi, cứ loay hoay cái này. Để làm được phải có cơ chế, chính sách gì, chứ nếu không lại giống như nhiệm kỳ trước. Chính vì phát sinh dịch bệnh này, thành ra mình đang suy nghĩ xin TP có cơ chế, chính sách gì để thay đổi” - ông Quân cho biết.
Ở góc độ chuyên gia, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp cùng tham gia. Chẳng hạn, Nhà nước quy định mức lợi nhuận khi làm nhà ở xã hội là 10%, doanh nghiệp nào cảm thấy chính sách này phù hợp với mình thì sẽ lựa chọn đầu tư.
“Riêng TP.HCM có khoảng 15 tập đoàn và doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội bằng tiền của mình, tự mua đất, tự vay tiền, tự đầu tư. Không thể ép doanh nghiệp làm nhà giá rẻ, nhưng thực sự có rất nhiều doanh nghiệp có ý thức và mong muốn tham gia đóng góp. Chúng tôi đang khuyến khích các doanh nghiệp làm” - ông Châu cho biết
Để đạt được mục tiêu xây dựng nhà ở xã hội, ngoài chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia, rất cần có chế tài mạnh tay với những doanh nghiệp lợi dụng chính sách nhân văn về nhà ở để trục lợi. Các cơ quan quản lý ở địa phương cần kiểm tra, giám sát việc xây dựng, mua bán nhà ở xã hội để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện nghiêm.
Tác giả: Duy Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- NHÀ CHO THUÊ NGUYÊN CĂN K1
- industrial park investment in viet nam
- Nhà phố Khu dân cư Nam Long Giá rẻ
- Ảnh văn phòng đẹp, chuyên nghiệp
- Mua Bán Nhà Đất Quy Nhơn uy tín
- Tình yêu phong vân https://uytin.it.com/
- sun city hà nam
- giá bao bố
- Cút ren inox Kim An Khánh
- pin lithium cho xe nâng điện
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy