Nhìn lại tái cơ cấu – Hệ thống ngân hàng Từ Navibank đến NCB
26/04/2017 07:18:16
ANTT.VN - Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố danh sách 9 tổ chức tín dụng yếu kém là các tổ chức có nợ xấu cao, lợi nhuận thấp hoặc âm liên tục dẫn đến hụt vốn điều lệ và đặc biệt là rơi vào tình trạng mất hoặc rất căng thẳng về thanh khoản… Và lối thoát khả thi cho thực trạng này của các ngân hàng chính là “Tái cấu trúc”. Trong số này, hầu hết các ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất, duy chỉ GPBank bị mua lại 0 đồng, còn lại 2 ngân hàng tự tái cấu trúc là Navibank và TPBank. Hai nhà băng được NHNN chấp thuận đề án tái cấu trúc bằng nguồn lực của chính mình.

Tin liên quan

Đầu năm 2014, Ngân hàng TMCP Nam Việt (tức là Ngân hàng Nam Việt - Navibank cũ) đã quyết định đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cùng với hệ thống nhận diện mới trẻ trung, gần gũi và hiện đại với một chiến lược đột phá táo bạo đầy tham vọng. khi NCB đã được NHNN chấp thuận đề án tái cấu trúc bằng nguồn lực của chính mình.

Bước rẽ chuyển mình ‘táo bạo’

Quyết định tự tái cơ cấu của Ngân hàng Nam Việt là quyết định táo bạo, tất yếu và rất khó khăn. Với sự tham gia của các cổ đông mới và các cán bộ quản lý, điều hành mới là những người có nhiều kinh nghiệm về quản trị ngân hàng, hoạt động tái cấu trúc đã giúp ngân hàng này dần đi vào quỹ đạo.

NCB xác định mục tiêu chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2016, NCB đã tập trung mạnh cho một số phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển các sản phẩm đặc biệt nổi trội. NCB cũng phát triển tín dụng tiêu dùng, cạnh tranh bằng tốc độ và chất lượng dịch vụ, khai thác thị trường ngách mà đối thủ ít hoặc chưa khai thác.

NCB đã có kế hoạch nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý hồ sơ khách hàng. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại sẵn có, NCB đưa các kênh trực tuyến phục vụ khách hàng, tiếp nhận và thông báo hồ sơ trực tuyến, hiện đại và nhanh chóng. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh khá lớn ở tất cả các phân khúc khách hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đòi hỏi NCB sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để phát triển ổn định, bền vững

Những thay đổi tích cực!

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cho biết, với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, tính đến thời điểm này,  ngân hàng đã đạt được những kết quả quan trọng, các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch 2016 và tăng mạnh so với năm 2015. Hệ thống hạ tầng công nghệ, mạng lưới và sản phẩm, dịch vụ đều được nâng cao và đẩy mạnh giúp NCB tiếp tục đặt ra những kế hoạch thách thức trong năm 2017.

Cụ thể, tổng tài sản tính đến thời điểm đầu tháng 12/2016,  ước đạt 65,243 tỷ, tăng  35% so với năm 2015. Hoạt động cho vay khách hàng ước đạt 27,363 tỷ, tăng 35% so với 2015. Huy động từ khách hàng ước đạt 43,700 tỷ, tăng 28% so với 2015. Lợi nhuận từ kinh doanh năm 2016 ước đạt vượt kế hoạch, tăng mạnh so với 2015; nợ xấu luôn duy trì ở mức dưới 3%.

Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiệu quả, hệ thống Core Banking mới đã được NCB phối hợp với FPT khởi động từ ngày 26/05/2014, cho phép triển khai ứng dụng hệ thống mobile banking, internet banking để giúp khách hàng trải nghiệm một cách dễ dàng các dịch vụ của NCB, thuận tiện, an toàn và bảo mật

Theo lãnh đạo một ngân hàng cổ phần, để đảm bảo một tổ chức tín dụng tự tái cấu trúc thành công cần hội tụ đủ 3 yếu tố thực. Một là dòng tiền thực, hay vốn bằng tiền mặt được bơm vào ngân hàng. Thứ hai là cơ cấu sở hữu cổ đông và quản lý thực, không bị lợi ích nhóm của bất cứ cổ đông nào điều khiển và chi phối. Thứ ba là ban điều hành có năng lực thực, tâm huyết và dày dạn kinh nghiệm.

Thành công lớn nhất của NCB chính là những kết quả khả quan mà ngân hàng đạt được chỉ sau một thời gian. NCB không chỉ vượt khó thành công mà giờ đây NCB là địa chỉ một ngân hàng tốt, ngân hàng lành mạnh với những sản phẩm dịch vụ chất lượng, đội ngũ cán bộ nhân viên hiểu nghề, hiểu khách hàng.

NCB không chỉ thoát khỏi khó khăn, mà còn nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, ghi dấu ấn trên thị trường bằng việc xác định sẽ không phát triển dàn trải mà sẽ dựa vào thế mạnh chuyên biệt, đi vào thị trường ngách, cung cấp các gói dịch vụ tài chính ngân hàng được “may đo” vừa vặn cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ,  làm lợi thế cạnh tranh với ngân hàng bạn. NCB cũng có hệ thống nhận diện thương hiệu mới, tuyên ngôn thương hiệu, chiến lược maketing toàn diện rõ nét.

Nhìn lại tự tái cấu trúc, mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng NCB vẫn còn khá nhiều mục tiêu cần đạt được và thách thức phải vượt qua trong thời gian tới.

PV

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến