Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ hơn 600 ngôi nhà của xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa vẫn ngập trong biển nước.
Nhà phao, nhà chống lũ của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa
Mặc dù lũ đã rút được hơn 1m nhưng mức nước vẫn còn rất cao, nhiều nơi vẫn ngập tới 2-3m, chạm mái nhà người dân.
Tân Hóa, một xã vùng núi ở huyện Minh Hóa được bao bọc bởi những dãy núi cao. Do trũng thấp nên từ lâu đã trở thành nơi chứa nước mỗi khi mưa lớn và cũng là nơi nước thượng nguồn sông Rào Nam đổ về.
Người dân an tâm ở trong những ngôi nhà chống lũ
Chi phí làm những ngôi nhà này khoảng từ 20-40 triệu đồng
Ông Ngô Thanh Đá, chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết, hiện toàn bộ hơn 600 hộ dân của xã đã ngập sâu trong lũ.
Trong số hơn 600 ngôi nhà của Tân Hóa đang ngập lũ, có hơn 400 gia đình có nhà phao nên mọi sinh hoạt của người dân hiện tại đều chuyển lên các nhà phao, trụ sở, các trường học trên địa bàn.
Trước đây, mỗi khi lũ lụt là các hang đá, lèn núi cao trở thành nơi trú ẩn của người dân và gia súc. Đỉnh lũ tháng 10/2010, Tân Hóa ngập sâu trong biển nước gây thiệt hại rất nặng nề, nhất là về tài sản.
Em bé đứng trước cửa nhà chống lũ
Nhà ngập đến nóc, người dân chuyển qua sống trong các nhà phao
"Rút kinh nghiệm từ đỉnh lũ lịch sử đó, người dân ở đây đã sáng tạo làm nhà nổi bằng thùng phi nhựa và phao để tránh lũ. Từ đó, những mùa mưa bão về sau, người dân vùng “rốn lũ” Tân Hóa đã chủ động di chuyển người và tài sản lên gác trên của mái nhà hoặc vào nhà phao để tránh trú”, ông Cao Thanh Bằng, trưởng công an xã cho biết.
Xã Tân Hóa hiện có hơn 400 nhà phao tránh lũ, được làm khá chắc chắn với kinh phí xây dựng khoảng từ 20-40 triệu/nhà, tùy theo điều kiện kinh tế từng hộ.
Có nhiều gia đình buôn bán nhỏ, lũ lên hàng hoá cũng được chuyển qua nhà nổi để phục vụ hàng hoá cho bà con trong vùng
Nhà được xây lắp bằng gỗ, phía dưới sàn được gắn đỡ bằng các thùng phi nhựa rỗng loại 50 lít, có dây néo chặt ở các góc và chèn trụ đỡ chắc chắn. Mái nhà được lợp bằng tôn hoặc phủ bạt che chắn, sàn nhà làm bằng gỗ.
Khi nước lũ lên đến đâu, nhà phao nổi đến đó, nước rút thì nhà xuống theo. Hết mưa lũ, nhà phao sẽ được người dân sử dụng vào những việc khác như làm nhà kho hoặc nơi dự trữ lương thực… khi nào có lũ lại mang ra dùng.
Mặc dù nước đã có dấu hiệu rút nhưng những ngôi nhà ở Tân Hóa vẫn ngập đến nóc
“Nhà nổi chính là phao cứu sinh của chúng tôi, mấy ngày mưa lớn, gia đình tôi đã thu dọn hết đồ đạc, di chuyển người và thực phẩm lên nhà phao và đùa gia súc lên lán trại ở trên núi. Tuy xây nhà tránh lũ tốn nhiều tiền nhưng cũng vẫn an tâm hơn và không lo cảnh chạy lụt như trước nữa”, bà Trương Thị Liệu, thôn 1 Cổ Liên, xã Tân Hóa cho biết.
Theo ông Đinh Văn Lĩnh, Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa thì vài năm gần đây, mô hình nhà tránh lũ, nhà nổi được bà con tự làm khá nhiều theo nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, cơ bản phát huy được tác dụng phòng chống thiên tai, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.
“Một số hộ nghèo, gia đình khó khăn được chính quyền hỗ trợ, kêu gọi doanh nghiệp ủng hộ thêm cũng đã bắt đầu xây nhà phao tránh lũ”, ông Lĩnh nói.
Theo VietNamNet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy