Các bên tham gia thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) nói riêng thường xuyên phải đối mặt với rủi ro biến động lãi suất với tần suất ngày càng nhiều. Hợp đồng tương lai (HĐTL) TPCP cho phép các bên giao dịch tiếp cận với tài sản cơ sở là các TPCP, cung cấp cho các bên tham gia thị trường khả năng năng phòng vệ đối với rủi ro lãi suất. Đồng thời, HĐTL TPCP cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng định giá của thị trường trái phiếu cơ sở, thúc đẩy tính thanh khoản và làm phong phú thêm phương tiện quản lý rủi ro cho các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
Hiện tại, các NHTM đang có nhu cầu lớn trong quản trị danh mục trái phiếu mà họ đầu tư và HĐTL TPCP là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
Cụ thể, ngân hàng thương mại nắm giữ TPCP với 2 mục tiêu: Mua và nắm giữ trái phiếu để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn và gắn với khả năng sinh lời cao nhất; Mua TPCP để kinh doanh trái phiếu khi có nguồn vốn nhàn rỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại luôn tuân thủ nghiêm ngặt các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN.
Như vậy, việc nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại vừa đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh vừa tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi trong phạm vi an toàn của NHNN. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại mua TPCP cũng là công cụ hỗ trợ để NHNN điều hành chính sách tiền tệ như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn.
SCB được phép đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ
Tuy nhiên, dường như các NHTM vẫn chưa thực sự sẵn sàng tham gia các sản phẩm HĐTL TPCP vì vẫn còn vướng mắc về thủ tục pháp lý để các NHTM tham gia TTCKPS.
Tính đến hết năm 2017, các NHTM có tỷ lệ trúng thầu TPCP lớn nhất trên thị trường sơ cấp với tỷ lệ khoảng hơn 80% và có tỷ trọng giao dịch lớn nhất trên thị trường thứ cấp (trong khi đó, các công ty bảo hiểm có tỷ lệ trúng thầu chiếm khoảng 13% giá trị thị trường; các công ty chứng khoán chiếm tỷ trọng 10% trên thị trường trái phiếu cơ sở thứ cấp; còn lại là một số đối tượng khác là các quỹ đầu tư, các tổ chức, nhà đầu tư cá nhân) nên các NHTM sẽ là đối tượng tham gia chính trên thị trường HĐTL TPCP.
Nói về vấn đề này, Tạp chí Chứng khoán từng dẫn lời TS. Nguyễn Quang Thương, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán (UBCKNN), với việc nắm giữ danh mục TPCP lớn nhất trên thị trường hiện tại, các NHTM có nhu cầu khá lớn trong quản trị rủi ro cho danh mục TPCP mà họ đầu tư và HĐTL TPCP là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Do đó, nhu cầu tham gia giao dịch sản phẩm HĐTL TPCP của các NHTM được đánh giá là khá lớn.
Theo Nghị định 42, Thông tư số 11/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 23/2017/TT-BTC) của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 42, các NHTM được tham gia hoạt động trên TTCKPS với tư cách là nhà đầu tư giao dịch CKPS và được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS cho chính mình và khách hàng.
Tuy nhiên theo ông Thương, khi TTCKPS mới đi vào hoạt động, việc tham gia TTCKPS của NHTM đã gặp khó khăn do theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, NHTM phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép trước khi tham gia TTCKPS.
Mặt khác, việc Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20/11/2017 (Thông tư 17) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, đã cho phép NHTM được tham gia đầu tư HĐTL TPCP khi hội tụ đủ điều kiện và có đơn đề nghị cấp bổ sung hoạt động đầu tư HĐTL TPCP.
Hiện nay, khi Thông tư 17 đã có hiệu lực, qua trao đổi được biết một số NHTM đã được NHNN chấp thuận cho giao dịch trên TTCKPS, trong khi một số NHTM khác đang hoàn thiện thủ tục để được NHNN chấp thuận giao dịch trên TTCKPS.
"Đây là một trong những vấn đề mà Bộ Tài chính và NHNN đang quan tâm, đồng thời cũng là một nội dung mà hai bên sẽ làm việc với nhau để tìm cách tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện tốt nhất cho các NHTM tham gia TTCKPS, đặc biệt là đối với sản phẩm HĐTL TPCP", TS. Nguyễn Quang Thương cho hay.
Theo dự kiến, sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ với tài sản cơ sở là TPCP kỳ hạn 5 năm sẽ chính thức được đưa vào giao dịch từ quý III/2018, đáp ứng sự mong đợi của đông đảo các nhà đầu tư và kinh doanh trái phiếu. Để thị trường vừa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngay từ khi mới ra đời, đồng thời vẫn bảo đảm vận hành an toàn và thông suốt, các cơ quan quản lý cần có sự phối hợp chủ động, đồng bộ, nhất quán, kịp thời trong việc ban hành đầy đủ các chính sách quản lý chung cũng như các chính sách đặc thù cho từng đối tượng tham gia thị trường (về sản phẩm, kỹ thuật hạ tầng giao dịch, thuế, kế toán, giấy phép…), tính toán và điều tiết thị trường nhanh nhạy, linh hoạt, hợp lý, kết hợp với các chính sách khuyến khích nhà đầu tư.
Thu Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy