Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, Công ty CP Nhựa Bình Minh (Mã chứng khoán: BMP) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần đạt trên 1.400 tỷ đồng. Giá vốn xuống thấp giúp lãi gộp doanh nghiệp tăng vọt lên 475 tỷ, tương ứng biên lãi gộp tăng từ mức 20% cùng kỳ năm 2021 lên mức 34% trong quý cuối năm 2022.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, doanh thu tài chính của Nhựa Bình Minh quý gần nhất cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 18 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tiết giảm 4%, còn 39 tỷ đồng. Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng giảm 4% trong kỳ này, tiêu tốn 26 tỷ đồng.
Trong quý IV/2022, duy nhất chi phí bán hàng của Nhựa Bình Minh ghi nhận mức tăng 40% khi hoạt động kinh doanh dần bình thường trở lại sau dịch, tốn 117 tỷ đồng.
Những biến động kể trên giúp Nhựa Bình Minh ghi nhận khoản lợi nhuận cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, đạt 248 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là mức lãi cao nhất mà nhà sản xuất nhựa này ghi nhận được trong một quý kinh doanh. Đồng thời, đây đã là quý thứ 5 liên tiếp công ty ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương so với quý liền trước.
Tính chung cả năm 2022, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu thuần vượt mức 5.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 225%, đạt 696 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS cải thiện đáng kể từ 2.619 đồng năm 2021 lên 8.505 đồng năm 2022.
Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ khi Nhựa Bình Minh trở thành công ty con của Nawaplastic Industries (Thành viên của Tập đoàn SCG Thái Lan) từ đầu năm 2018. Hiện Nawaplastic Industries vẫn nắm quyền chi phối Nhựa Bình Minh với tỷ lệ 54,39%.
Theo kế hoạch lãnh đạo Nhựa Bình Minh đề ra trong năm 2022, chỉ tiêu doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 5.680 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 448 tỷ đồng.Với kết quả đã ghi nhận được, nhà sản xuất này lần lượt vượt 2% kế hoạch doanh thu và vượt 55% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Hiện doanh nghiệp nhựa hàng đầu khu vực phía Nam này có quy mô tổng tài sản hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 7% trong năm vừa qua. Đáng chú ý, lượng lớn tài sản của Nhựa Bình Minh đang nằm ở khoản mục tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giá trị gần 997 tỷ đồng, tương đương gần 1/3 tài sản doanh nghiệp.
Nhựa Bình Minh cũng ghi nhận nợ phải trả khá thấp chỉ hơn 416 tỷ đồng. Trong khi vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 2.623 tỷ đồng, đã bao gồm 1.157 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và hơn 600 tỷ đồng lãi sau thuế chưa phân phối.
Với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, không khó hiểu khi cổ phiếu BMP là số ít mã chứng khoán tăng giá trong năm 2022 biến động vừa qua. Thị giá BMP trong phiên 17/1 giao dịch ở mức 64.500 đồng, tăng 25% sau một năm và giúp quy mô vốn hóa công ty đạt trên 5.200 tỷ đồng.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy