Những cuộc “ngã ngựa” của các nhà tài phiệt thế giới trong năm 2014
27/10/2014 09:32:48
Sự thắt chặt mạng lưới an ninh tiền tệ toàn cầu đã khiến năm 2014 trở thành một năm đầy ám ảnh với không chỉ các nhà tài phiệt Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Tin liên quan

Từ Châu Âu, Châu Mỹ

Ông Raoul Weil, cựu giám đốc ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS ngày 14/10 đã phải ra hầu tòa án liên bang Mỹ do bị cáo buộc có hành vi tiếp tay cho những quan chức ở đất nước này trốn thuế.

 Ông Raoul Weil, cựu giám đốc ngân hàng UBS, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).

Ông Weil, 54 tuổi, từng giữ chức Giám đốc bộ phận quản lý tài sản toàn cầu của UBS phục vụ khoảng 20.000 khách hàng nước ngoài. Ông bị truy tố về hành vi gian lận giúp các khách hàng ở Mỹ che giấu khoảng 20 tỷ USD trong các tài khoảng ở nước ngoài giai đoạn 2002-2007.

Luật sư về thuế của Bộ Tư pháp Mỹ, đã gọi trường hợp này là "sự gian lận thuế đơn giản, cổ điển" và hành động của Weil là một sự tham lam không hợp thời tại phiên tòa.

Theo Thẩm phán Liên bang James Cohn, phiên tòa sẽ kéo dài khoảng 4 tuần và dự kiến một số cựu nhân viên ngân hàng sẽ được triệu tập làm chứng, trong đó có 2-3 người sẽ làm chứng từ London (Anh) qua truyền hình vì họ sợ sẽ bị bắt khi đặt chân lên đất Mỹ. Mức án có thể dành cho Raoul Weil lên tới 5 năm tù.

 


Ông Osma Shahenshad, cựu CEO của công ty dầu lửa Afren, Mỹ. (Ảnh: telegraph.co.uk).

 

Cùng ngày 14/10, Công ty sản xuất dầu lửa nổi tiếng của Mỹ- Afren đã chính thức ra quyết định miễn nhiệm một loạt các lãnh đạo cấp cao do những vi phạm trong sử dụng công quỹ của những nhân vật này.

Cựu Tổng giám đốc của Afren Plc, ông Osman Shahenshad và 3 người khác bao gồm giám đốc điều hành Shahid Ullah và 2 giám đốc có liên quan khác đã bị miễn nhiệm dù đã chối cãi quanh co về việc nhận những khoản tiền không chính đáng. Tất cả các nhân vật nói trên đều sẽ phải đối mặt với việc khởi tố bởi tòa án Liên bang Mỹ.

Quyết định miễn nhiệm chức vụ của ông Shahenshah và ông Ullah do những sai phạm trong việc sử dụng công quỹ được đưa ra dựa trên kết quả điều tra của hãng luật WFG. Ủy ban điều tra đang bàn bạc để có thể chính thức khởi kiện và thu lại số tiền thất thoát từ phía thứ ba.

Ông Shahenshah, 52 tuổi, đã có kinh nghiệm làm việc 20 năm trong lĩnh vực dầu lửa và tài chính. Ông để lại dấu ấn sự nghiệp của mình ở một loạt tổ chức tài chính khủng như: ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse, Ngân hàng trung ương thế giới World Bank ...và cuối cùng trở thành tổng giám đốc công ty dầu lửa hàng đầu của Mỹ Afren.

Đến Châu Á

2014 là giai đoạn tích cực nhất của chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc. Nhiều quan chức cấp cao đã phải “rời ghế” do bị phát hiện nhiều vi phạm khi mạng lưới an ninh tiền tệ của đất nước này bị siết chặt.
 
Cựu quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã đối mặt với cuộc điều tra chính thức về hành vi tham nhũng của mình từ ngày 29/7. Đây  là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động và thực thi kể từ khi ông nhậm chức. 

Ông Chu Vĩnh Khang, quan chức cấp cao của Đảng cộng sản Trung Quốc. ( Ảnh: New York Times)

Theo AFP, ông Chu, 71 tuổi, sinh ra trong một gia đình quan chức cấp cao làm việc trong ngành hậu cần quốc phòng của Trung Quốc.

Ông là nhân vật rất quan trọng của “phe dầu khí” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy chính trị Trung Quốc như Ủy ban thường vụ Bộ chính trị (PSC), cơ quan quyền lực tối cao ở Trung Quốc với vai trò chủ tịch Ủy ban chính trị và pháp chế (CPLC), chịu trách nhiệm cho các vấn đề an ninh nội bộ, bao gồm hệ thống cảnh sát, tòa án và an ninh quốc gia.

Theo các thông tin trên truyền thông chính thức của Trung Quốc, ít nhất 13 quan chức có liên hệ với ông Chu cũng đã bị điều tra. Trong số đó có năm quan chức và cựu quan chức ở tỉnh Tứ Xuyên, bốn người ở CNPC, bao gồm người đứn đầu và người phó, một thứ trưởng công an, và ba người khác. 

Những dấu hiệu đầu tiên về quyền lực đi xuống của ông Chu đã xuất hiện từ trước.

Ông Tôn Triệu Học giám đốc tập đoàn nhôm Trung Quốc ( Ảnh: scmp.com)

Ngày 15/9, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã ra  thông báo ông Tôn Triệu Học, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhôm Trung Quốc hiện đang bị lập án điều tra do có hành vi nhận hối lộ và tư lợi. 
 
Ngoài chức vụ là Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhôm Trung Quốc, ông Tôn Triệu Học còn kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc. 
 
Ngoài lãnh đạo 2 tập đoàn lớn ở Trung Quốc, ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá 10, Uỷ viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc khoá 12. Trước đó, ông cũng từng làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng Trung Quốc.
 
 
Lý Tú Anh (TH)
 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến