Tin liên quan
Theo tử vi, người tuổi Thân được đánh giá là thông minh bẩm sinh, có trí tuệ cao, không chỉ có cách suy nghĩ cẩn thận mà còn giỏi tùy cơ ứng biến. Họ không cam chịu sự lạc hậu, rất cần cù và chịu khó học hỏi. Đặc biệt về mặt chính trị và kinh tế họ được cho là có khả năng tạo dựng cơ đồ.
Có lẽ cũng một phần bởi vì thế mà trong giới doanh nhân Việt Nam, có không ít những ông chủ lớn cầm tinh con Khỉ. Họ hiện đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ và đều là những người có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Vậy họ là những ai?
Đầu tiên, phải kế đến Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều. Ông Hoàng Kiều sinh năm 1944 (Giáp Thân) tại Quảng Trị. Ông có một tuổi thơ cơ cực, nghèo khó. Năm 1975 (32 tuổi), ông cùng gia đình rời Việt Nam sang Mỹ với hai bàn tay trắng, nhưng sự nghiệp của ông đã phát triển như vũ bão sau đó và nhanh chóng trở thành tỷ phú.
Theo bảng xếp hạng năm 2015 của Forbes, ông Hoàng Kiều đứng thứ 149 với tài sản 3,8 tỷ USD và tiếp tục là gương mặt nổi bật trong số các tỷ phú tại Mỹ.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956. Trước khi là doanh nhân, ông là một nhà giáo. Ông nhận học vị Tiến sĩ năm 1982, học hàm Phó giáo sư năm 1991 và từng là trưởng khoa Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 1988, ông Bình cùng những người bạn đang làm việc tại Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam đã sáng lập nên FPT với 13 nhân sự đầu tiên, đặt nền móng cho một tập đoàn 25.000 nhân sự, giá trị vốn hóa hơn 19.000 tỉ đồng hiện nay.
Hiện tại, ông Bình đang sở hữu khối tài sản hơn 1.300 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán và là người giàu thứ 12 thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Bùi Quang Ngọc – Tổng giám đốc FPT
Sinh năm 1956 (Bính Thân), là Tiến sỹ ngành Khoa học máy tính, ông Bùi Quang Ngọc là bạn cùng lớp với Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.
Sở hữu 14,8 triệu cổ phần tương ứng chiếm 3,72% vốn điều lệ tập đoàn, hiện ông Ngọc đang có 693,4 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán.
Mặc dù là một nhân vật kỳ cựu tại FPT, nhưng trước đó, ông Ngọc lại ít được biết đến cho đến khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc FPT vào năm 2013.
Thiếu tướng Lê Công – Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB)
Ông Lê Công sinh ngày 24/12/1956, tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Tài chính kế toán và Đại học Bách khoa Hà Nội, là tiến sĩ kinh tế Học viện Tài chính. Ông Lê Công công tác tại MB ngay từ những ngày đầu thành lập.
Dưới sự điều hành của ông, MB giữ vững tốc độ tăng trưởng, bền vững, hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả ngay cả trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức như những năm vừa qua và dẫn đầu trong top các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. 9 tháng đầu năm 2014, MB đạt lợi nhuận trước thuế hơn 2.400 tỷ đồng.
Tháng 1/ 2015, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank ) vừa có quyết định tái bổ nhiệm ông Lê Công – thành viên HĐQT giữ chức vụ Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2015-2019.
Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn Vin Group
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 (Mậu Thân) trong một gia đình nghèo cùng với 3 người anh em. Cha ông từng là sỹ quan phòng không miền Bắc còn mẹ bán hàng rong. Nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông giành học bổng du học tại Moscow năm 1987 về chuyên ngành kinh tế và địa chất. Sau đó, ông ở lại làm việc tại Nga.
Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng đến năm 2000, ông quyết định về nước làm ăn với lĩnh vực bất động sản. Theo cập nhật đến ngày 7/2/2016, ông Vượng giàu thứ 1.118 thế giới với tài sản ròng đạt 1,86 tỉ USD. Sau 15 năm, Vingroup trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất nước, đầu tư không chỉ bất động sản mà còn hoạt động mạnh tại lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nông nghiệp…
Với 532,4 triệu cổ phần nắm giữ tại Vingroup, ông Vượng có gần 25.000 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán và đang là người giàu nhất Việt Nam hiện tại.
Ông Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc Kinh Đô
Cũng sinh năm 1968 (Mậu Thân), Trần Lệ Nguyên là Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Ki Do (tiền thân là CTCP Kinh Đô).
Từ những năm 1990, ông Nguyên đã thuyết phục được anh trai là Trần Kim Thành thế chấp toàn bộ nhà cửa để vay ngân hàng, cộng với vay thêm bà con để nhập máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, bắt đầu tiến vào lĩnh vực bánh kẹo.
Năm 1993, Công ty TNHH Kinh Đô ra đời, sau đó là Công ty Kinh Đô Miền Bắc. Từ công ty gia đình, Kinh Đô chuyển sang mô hình đại chúng năm 2002 và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Năm 2003, Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall của Unilever và đổi tên thành Kido’, sau đó đầu tư vào Nutifood, Tribeco…
Năm 2015, tập đoàn này đã đổi tên thành CTCP Tập đoàn Ki Do và chuyển nhượng thương hiệu Kinh Đô gắn liền với các sản phẩm bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International.
Hiện tại, ông Nguyên đang sở hữu 25,93 triệu cổ phần tại Ki Do, tương ứng chiếm 12,6% vốn điều lệ tập đoàn này. Với số cổ phần trên, ông Nguyên có 784 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán, đứng thứ 18 trong Top những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Thủy sản Hùng Vương – Dương Ngọc Minh
Ông Dương Ngọc Minh sinh năm 1968 (Mậu Thân) tại TP.HCM, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương và là Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt VASEP. Ông Minh đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch của Công ty Hùng Vương từ năm 2007 đến nay và được mệnh danh là “vua cá” của Việt Nam.
Gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình lập nghiệp và đỉnh điểm, năm 1995, ông bị buộc tội gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, cộng thêm tội lập quỹ trái phép và lãnh án 10 năm tù. Sau 6 năm cải tạo, ông được đặc xá trước thời hạn. Ra tù, ông lập công ty mới và dần trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam.
Hiện tại, với sở hữu gần 32% vốn điều lệ CTCP Hùng Vương, ông Minh có gần 765 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán. Có thể nói, ông là một trong những doanh nhân lận đận nhưng cũng tài năng và nghị lực nhất cho đến nay.
Đặng Hồng Anh – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Sacomreal
Sinh năm 1980 (Canh Thân), Đặng Hồng Anh may mắn sinh trưởng trong một gia đình doanh nhân – cha là nhà sáng lập ngân hàng Sacombank Đặng Văn Thành, mẹ là “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Thị Bích Ngọc, Đặng Hồng Anh khiến người khác phải ngã mũ thán phục khi tự lập từ sớm.
Khởi nghiệp từ một cửa hàng bánh canh cá ngay tại trường học với số vốn ban đầu chỉ 5 triệu đồng. Lúc này, anh vừa là ông chủ, vừa là nhân viên bưng bê, tạp vụ…
Mới đây, anh đã rời khỏi vị trí HĐQT Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín Sacomreal (SCR) để tập trung hỗ trợ cho SCR ở mức cao hơn với vai trò là Chủ tịch Hội đồng sáng lập.
Quách Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy