Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ (Ảnh: NY Times)
Dự án Cá Voi Xanh
Từ năm 2009, ExxonMobil và PVN đã hợp tác thăm dò mỏ Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 80km.
Vào tháng 3/2017, tập đoàn Dầu khí VN (PVN), tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) và tỉnh Quảng Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án mỏ khí Cá Voi Xanh. Dự án này nằm tại lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Tập đoàn của Mỹ cho rằng dự án này sẽ "thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" của Việt Nam trong dài hạn.
Hiện tại, Exxon Mobil đã đầu tư hơn 600 triệu USD vào dự án. Trong khi đó, tập đoàn này cho rằng giá trị đầu tư của các dự án liên quan của dự án Cá Voi Xanh là rất lớn, có thể tới 20 tỷ USD.
Dự kiến đến năm 2023, dự án mỏ khí Cá Voi Xanh sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ. Theo tính toán thì mỗi năm sẽ khai thác khoảng 9-11 tỷ khối/năm, ngân sách của tỉnh Quảng Nam sẽ thu thêm xấp xỉ 1 tỷ USD.
PVN cho biết mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ lên tới 150 tỷ m3. Theo kế hoạch, tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88 km nối vào bờ biển Chu Lai. Trên bờ, PVN sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600MW - 700MW. Các nhà máy trên dự kiến vận hành vào năm 2023.
Cả hai nhà máy xử lý khí và điện trên sẽ đặt tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Một nhà máy điện nữa cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô đầu tư tương tự nhà máy điện ở Quảng Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Hồi tháng 9 năm ngoái, các đồn đoán về việc tập đoàn ExxonMobil rút lui khỏi dự án Cá Voi Xanh đã xuất hiện, trong bối cảnh căng thẳng ngoài biển Đông leo thang.
Mới đây, hãng tin Bloomberg và Reuters đã cho biết rằng, hiện nay tập đoàn Exxon Mobil đang nắm giữ 64% cổ phần dự án Cá Voi Xanh của Việt Nam mặc dù dự án này được cho là đã bị hoãn từ năm 2019.
Hợp đồng dầu khí dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil có thời hạn 20 năm (2009 - 2029), nhưng 10 năm sau khi ký kết, dự án vẫn dừng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và chưa biết khi nào mới có thể đi vào khai thác thương mại. Điều này được cho là khiến tập đoàn dầu khí của Mỹ lo ngại.
Tuy nhiên, vào ngày 21/7, Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực đã thông báo rằng hai tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam và công ty dầu khí ExxonMobil của Mỹ đang chuẩn bị hoàn thành đàm phán hợp đồng bán khí từ mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale), dự án năng lượng ngoài khơi lớn nhất của Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phối hợp với ExxonMobil "khẩn trương hoàn thành đàm phán và thống nhất các hợp đồng, thoả thuận mua bán khí, điện" trong đó mục tiêu hoàn thành đàm phán các hợp đồng bán khí vào cuối năm nay.
Theo đó, PVN, EVN sẽ phối hợp với ExxonMobil khẩn trương hoàn thành đàm phán và thống nhất các hợp đồng, thỏa thuận mua bán khí, điện của các dự án Nhà máy điện miền Trung 1 và 2, Dung Quất 1 và 3 đảm bảo tính đồng bộ giữa các hợp đồng.
Dự án điện khí tại Hải Phòng và Long An
Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ đang xem xét khả năng đầu tư vào các dự án mới tại Việt Nam, đặc biệt là phát triển các nhà máy khai thác khí thiên nhiên, lọc hóa dầu và sản xuất điện tại đây.
Theo đề nghị của Exxon Mobil với mong muốn tranh thủ thời để cơ sớm có quyết định đầu tư vào Việt Nam, ngày 11/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch toàn cầu của tập đoàn Exxon Mobil.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc tập đoàn Exxon Mobil đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có khai thác khí thiên nhiên (LNG), lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG. Thủ tướng khẳng định hợp tác của Exxon Mobil là rất quan trọng đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Mỹ.
Tập đoàn này dự định đầu tư vào chuỗi cảng, kho khí LNG và các nhà máy lọc hoá dầu và điện khí tại Hải Phòng. Với quy mô sản xuất điện từ LNG lên đến hơn 4.000 MW, dự án này dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2030, qua đó đóng góp cho sự phát triển không chỉ của Hải Phòng mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Ngoài ra, tập đoàn của Mỹ còn có kế hoạch đầu tư phát triển chuỗi điện-khí có công suất khoảng 3.000 MW tại Long An. Đối với các tổ hợp này, Exxon Mobil sẽ bảo đảm cung cấp liên tục đầy đủ LNG trực tiếp từ Mỹ và từ một số nước khác. Việc nhập khẩu LNG sẽ góp phần tạo dựng cán cân thương mại hài hòa cùng có lợi giữa Việt Nam và Mỹ.
Sau khi đi vào hoạt động, khu tổ hợp Hải Phòng có thể đáp ứng 22% nhu cầu khí Việt Nam, trong khi tổ hợp Long An có thể giải quyết 15% vấn đề nhu cầu.
Hiện tại, cảng LNG Thị Vải là cảng duy nhất được thi công và sẽ đi vào hoạt động năm 2021 nhưng chỉ đáp ứng đc khoảng 11% tổng nhu cầu.
Theo công ty Chứng khoán KBSec, việc xây dựng những tổ hợp trên không chỉ cho phép PV Gas có thể cung cấp khí LNG giá rẻ cho những nhà máy điện thay thế giá khí nội địa cao, mà còn bớt sức ép từ việc thiếu hụt nguồn cung khí do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng việc nhập khẩu.
Tác giả: Thanh Trần
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy