Tin liên quan
Thị trường "rực lửa" sau quyết định điều chỉnh tỷ giá
Sáng sớm ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%.
Không dừng lại ở đó, đến ngày 19/8, cơ quan điều hành lại quyết định tiếp tục giảm giá tiền đồng thêm 1%, đồng thời nới biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD được điều chỉnh tăng từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD, tỷ giá trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD.
Đây được coi là động thái nhằm ứng phó với việc đồng Nhân dân tệ được điều chỉnh giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ qua, đồng thời, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới.
Ngay sau khi NHNN phát đi thông điệp điều chỉnh biên độ tỷ giá ngày 12/8, những lo ngại liên quan đến tình hình tỷ giá đã có những ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán. Đa số các cổ phiếu lớn trên thị trường đều đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG, ACB, MBB…đều giảm mạnh.
Ảnh minh họa.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 604,24 điểm, giảm 8,81 điểm (-1,44%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 112 triệu đơn vị, trị giá 2.130,48 tỷ đồng. Toàn sàn có 64 mã tăng, 155 mã giảm và 89 mã đứng giá.
Không dừng lại ở đó, cho đến sáng ngày 25/8, thị trường luôn trong xu thế giảm điểm. Đáng chú ý, ngày 24/8 được coi là một cột mốc đáng nhớ khi VN-Index giảm tới hơn 29 điểm, thủng mốc 530. Trong phiên giao dịch, có thời điểm VN-Index đã giảm tới 35 điểm tức hơn 6%. Lực bán tăng lên rất mạnh đẩy thanh khoản toàn thị trường vọt lên mức cao, với hơn 3.700 tỷ đồng. Hàng loạt các cổ phiếu trụ cột như VCB, SSI, BID, BVH, CTG, KDC, PVD, GAS…đua nhau nằm sàn.
Chỉ tính trong 10 phiên giao dịch kể từ khi NHNN đưa ra quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá lần đầu, VN-Index đã "bốc hơi" 13,55%, tương đương hơn 83 điểm.
Những cổ phiếu giảm mạnh nhất?
Theo thống kê của BizLIVE, kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 25/8, có tới 263 mã giảm điểm trong khi chỉ có vỏn vẹn 32 mã tăng giá kể từ hôm 11/8. Trong đó, 40 mã có mức giảm trên 20 giá trị với các mã giảm rất mạnh như KTB (-35%), JVC (-33,33%), HLG (-33,33%), GAS (-31,65%), KSA (-29,41%),..
Ở chiều ngược lại, 33 mã tăng điểm với mức tăng chủ yếu từ 1% đến 5%, tuy nhiên, cá biệt có một số mã tăng kỷ lục như PNC (+34,72%), NAV (+30%), SCD (+13,46%).
Tỷ giá, thị trường chứng khoán Trung Quốc gây áp lực lên tâm lý
Lý giải nguyên nhân thị trường chứng khoán trong nước liên tục đi xuống trong những ngày vừa qua, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBankSC) cho rằng, tỷ giá tăng kịch trần, kỳ vọng về nới room và quá trình tái cơ cấu ngân hàng chưa rõ ràng đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Trong khi đó, VN-Index cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá dầu tiếp tục sụt giảm và những bất ổn trên thị trường tiền tệ đã khiến đà bán tháo chứng khoán diễn ra trên toàn cầu. Việc tái cơ cấu của các quỹ ETF sắp đến trong bối cảnh FED sắp tăng lãi suất sẽ tạo làn sóng bán tháo cổ phiếu tại thị trường các nước mới nổi tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư.
Đồng tình với quan điểm trên, các chuyên gia phân tích tại CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng, nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn trên thị trường bắt nguồn từ việc TTCK Trung Quốc giảm mạnh kéo theo đà rơi của chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, tỷ giá vẫn đang cho thấy bức tranh căng thẳng khi các NHTM vẫn duy trì giá bán ở mức kịch trần và tỷ giá thị trường tự do vẫn cao hơn mức trần.
Thị trường sẽ sáng sủa hơn vào cuối năm?
Việc cổ phiếu của phần lớn doanh nghiệp giảm điểm trong thời gian qua được đánh giá là sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn bởi bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết 6 tháng đầu năm 2015 trên HOSE nhìn chung khá tốt.
Với 132 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh thì tỷ lệ tăng lợi nhuận 16,9%, doanh thu tăng 24,9%. Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm là 19,1%, tăng so với mức 14,7% cùng kỳ 2014.
Đánh giá chung về thị trường Việt, ông Yun Hang Jin, Giám đốc khối thị trường mới nổi, Công ty Korea Investment & Securities, Hàn Quốc, cho rằng cổ phiếu Việt Nam hiện vẫn đang rất rẻ. Nới room khối ngoại, lợi nhuận cải thiện, thị giá hấp dẫn là những nhân tố sẽ kéo VN-Index tăng thêm. Tuy nhiên do xuất khẩu và cán cân thanh toán suy yếu, áp lực tăng tỷ giá, Mỹ nâng lãi suất cơ bản, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn… sẽ cản trở đà tăng của thị trường.
“6 tháng đầu năm 2015, VN-Index diễn biến theo hình chữ “V”, 6 tháng cuối năm sẽ không bật mạnh mà đi lên theo hình “zic zac”. VN-Index sẽ đạt đỉnh khoảng trên dưới 650 điểm trong thời gian còn lại của năm 2015”, ông Yun Hang Jin nhận định.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy