Những nhà cung ứng bê bối của Tân Hiệp Phát
09/02/2015 07:51:58
ANTT.VN - Danh sách những nhà cung cấp lớn của tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát với những vụ bê bối rùm beng.

Tin liên quan

Là một trong những công ty nước giải khát lớn tại Việt Nam, Tân Hiệp Phát mua hàng triệu đô la hàng hóa mỗi năm từ các nhà cung cấp cả trong nước cũng như trên thế giới bao gồm nguyên vật liệu, thiết bị cơ bản, thiết bị văn phòng, thiết bị bảo trì nhà máy và dịch vụ.
 
Trong số các nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cũng như các dịch vụ cho tập đoàn nước giải khát THP có rất nhiều tập đoàn đa quốc gia, tuy nhiên lý lịch của những “đại gia” này cũng không hoàn toàn trong sạch.
 
Một trong những đối tác của THP là hãng sản xuất thực phẩm nổi tiếng thế giới Cargill.

Năm 2006, tổ chức phi chính phủ Greenpeace (Hòa bình xanh) đã ra tay một vụ điều tra việc khác đậu nành tại Amazon. Xem xét quá trình sản xuất đậu nành đang ngày càng mở rộng tại Amazon có thể thấy ngành công nghiệp này đã khiến nhiều khu vực sinh thái của của khu vực này bị san phẳng để trở thành nơi trồng trọt thu hoạch. Cargill đã bị tổ chức này cáo buộc đã xây dựng cơ sở nhập khẩu đậu nành trái phép tại thành phố Santarem. Dự án xuất khẩu 2-3 triệu tấn đậu nành vào thời điểm đó của Cargill cũng được coi là quá lớn có thể khiến sinh thái và môi trường tại khu vực khai thác bị ảnh hưởng nặng nề.

Thêm vào đó, tháng 8/2011 hãng sản xuất thực phẩm nổi tiếng này đã tuyên bố thu hồi 16,3 triệu kg thịt gà tây xay nhuyễn vì những cáo buộc nhiễm khuẩn salmonella, dịch bệnh vốn đang hoành hành ở 26 tiểu bang ở Mỹ và làm 1 người thiệt mạng ở California, gần 80 người khác nhiễm bệnh.

AP cho biết, Bộ Nông nghiệp Mỹ và Cty Cargill có trụ sở tại Minnesota thông báo thu hồi sản phẩm thịt gà tây tươi sống và đông lạnh có thời hạn sản xuất từ ngày 20-2 đến 2-8. Cty Cargil cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi số thịt này sau cuộc điều tra riêng ngay sau khi Bộ Nông nghiệp và CDC đưa ra thông tin bùng phát dịch salmonella. Đây cũng được coi là vụ thu hồi thịt gà tây lớn nhất tính đến thời điểm diễn ra.
 
Một đối tác cung ứng lớn khác của Tân Hiệp Phát chính là BASF, một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới.

Năm ngoái, BASF bị kiện do tiết lộ những thông tin mật về các giao dịch của khách hàng để trục lợi nhờ biến động của giá cả kim loại quý Plantinum. Kim loại này vốn được sử dụng để sản xuất trang sức hoặc các động cơ chuyển đổi xúc tác cơ học.

Cụ thể BASF bị tòa án New York cáo buộc nhũng loạn giá cả của kim loại quý Platinum trong suốt 8 năm.

Trước đó vào năm 2013, BASF cũng dính vào một vụ bê bối khi mặt hàng khoai tây biến đối gien có tên Amflora của hãng này sản xuất bị cấm tại châu Âu
 
Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát còn liên kết hợp tác với tập đoàn kinh doanh tổng hợp Mitsu&Co của Nhật Bản.

Năm 2002, tập đoàn này từng gặp phải hai vụ xì căng đan lớn về tham nhũng khiến nhiều lãnh đạo bị bắt và giáng chức.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị, phó chủ tịch và giám đốc nhà máy điện hóa chất thuộc tập đoàn Mitsu &Co đã phải từ chức sau hai vụ bê bối liên quan đến tham nhũng khiến giá cổ phiếu công ty này rớt thảm và khiến 3 lãnh đạo khác bị bắt.

Tháng 7/2002 hai lãnh đạo của Mitsui đã bị cáo buộc sử dụng công quỹ của một hợp đồng để xây dựng nhà máy điện tại một hòn đảo tại tỉnh Kunashiri, nơi cả Nga và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền. Hai người này sau đó đã bị bỏ tù.

Vụ bê bối thứ hai cũng liên quan đến ban quản trị công ty này khi bị cáo buộc hối lộ một quan chức Mông Cổ để giành được một hợp đồng xây dựng nhà máy điện tại đây.

Tú Anh
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến