Đây cũng là đợt phát hành chứng quyền có khối lượng lớn nhất của SSI từ trước đến nay.
28 mã chứng quyền được SSI phát hành và niêm yết lần này dựa trên 12 bluechip tiềm năng cho nhà đầu tư (NĐT) trong giai đoạn cuối năm và nửa đầu năm 2023, chủ yếu là các mã thuộc ngành ngân hàng (ACB, MBB, STB, TCB, TPB, VPB), bất động sản và vật liệu xây dựng (VHM, KDH và HPG) và nhóm bán lẻ (FPT, MWG, VRE).
Các chứng quyền tương ứng với mỗi mã chứng khoán cũng có nhiều kỳ hạn khác nhau, gồm 4 tháng, 7 tháng và 12 tháng. Mặc dù chứng quyền là sản phẩm phù hợp cho các chiến lược giao dịch ngắn hạn nhưng hiện nay nhiều NĐT vẫn có nhu cầu sử dụng sản phẩm này cho mục đích đầu tư dài hạn, đặc biệt sau giai đoạn thị trường điều chỉnh từ đầu năm 2022. Do vậy, việc SSI phát hành chứng quyền đợt này với nhiều kỳ hạn khác nhau sẽ giúp NĐT có thêm nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục cũng như linh hoạt trong việc tối ưu lợi nhuận cả ngắn và dài hạn trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn biến động.
Danh sách 28 mã chứng quyền được SSI phát hành cuối tháng 8/2022 và chính thức niêm yết từ 22/9/2022.
Cụ thể, các mã chứng quyền có 3 kỳ hạn 4 tháng, 7 tháng và 12 tháng gồm các chứng quyền dựa trên các mã chứng khoán cơ sở MBB, TCB, VPB, VHM, VRE, FPT. Các mã chứng quyền có 2 kỳ hạn 4 tháng và 7 tháng gồm các mã dựa trên chứng khoán cơ sở STB, HPG, ACB, MWG. 2 mã chứng quyền dựa trên mã chứng khoán cơ sở TPB, KDH có kỳ hạn 4 tháng.
Với đợt phát hành lần này, đại diện SSI cho biết, công ty luôn hướng tới việc phát hành chứng quyền đa dạng dựa trên cổ phiếu thuộc các nhóm ngành khác nhau trong rổ chỉ số VN30, nhưng vẫn có trọng tâm ở một số cổ phiếu mà thị trường có nhu cầu đặc biệt trội hơn như HPG, STB, FPT …
Tỷ lệ thực hiện 28 mã chứng quyền được SSI phát hành lần này cũng rất linh hoạt, từ 2:1, 4:1, 6:1, 8:1 và 10:1 đáp ứng đa dạng mọi khẩu vị đầu tư. NĐT có thể tìm hiểu các thông tin chi tiết về các chứng quyền do SSI phát hành, bản cáo bạch và thông báo phát hành tại đây.
Hiện, 28 mã chứng quyền do SSI phát hành đã hoàn thành giai đoạn phát hành (IPO) và được niêm yết trên sàn thứ cấp. NĐT có thể mua bán lại các chứng quyền của SSI trên HOSE, thanh toán được rút ngắn theo chu kỳ T+1,5, tương tự như cổ phiếu. Nếu NĐT giữ chứng quyền tới đáo hạn sẽ được thanh toán chênh lệch bằng tiền trong trường hợp chứng quyền đáo hạn ở trạng thái có lãi.
Sau hơn 3 năm kể từ ngày sản phẩm chứng quyền có bảo đảm chính thức vận hành, thị trường chứng quyền Việt Nam đã có những bước mở rộng đáng kể về quy mô. Nếu thời điểm tháng 8/2021, thị trường có khoảng 48 mã chứng quyền từ 5 đơn vị phát hành thì tới cuối tháng 8/2022, thị trường đã có khoảng 157 mã chứng quyền từ 7 đơn vị phát hành. Với sự bổ sung thêm 28 mã chứng quyền chất lượng từ công ty chứng khoán SSI, thị trường chứng quyền hứa hẹn sẽ càng trở nên sôi động.
Theo đại diện SSI, các mã chứng quyền có bảo đảm được phát hành bởi SSI nằm trong nhóm có thanh khoản cao. Tính chung cả năm 2021, thanh khoản nhóm các chứng quyền do SSI phát hành chiếm tỷ lệ xấp xỉ 30%, đứng đầu thị trường chứng quyền Việt Nam. Có những thời điểm, chứng quyền do SSI phát hành chiếm gần 70% thanh khoản toàn thị trường.
SSI có ưu thế vượt trội về tập khách hàng cá nhân, tiềm lực tài chính vững mạnh, các chỉ tiêu an toàn vốn cao, đảm bảo khả năng thanh toán chứng quyền đối với NĐT. SSI đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán lại chứng quyền của NĐT với số lượng lớn, hệ thống tự động làm nghiệp vụ tạo lập thị trường để đảm bảo thanh khoản chứng quyền, đội ngũ môi giới chất lượng, hệ thống công nghệ hiện đại… SSI được là một trong ba công ty hoạt động tích cực nhất trong hoạt động phát hành và tạo lập thị trường cho sản phẩm chứng quyền.
Đại diện SSI cũng chia sẻ thêm, trong mọi diễn biến của thị trường, công ty luôn đặt mục tiêu mang đến đa dạng các sản phẩm tài chính ưu việt cho khách hàng, giúp NĐT có nhiều lựa chọn để tối ưu hóa khoản đầu tư của mình trong mọi biến động của thị trường.
Theo đó, thời điểm quý IV và quý I hằng năm thường là giai đoạn sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam và năm nay có thể cũng không nằm ngoài quy luật. Việc thị trường có những biến động cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho nhiều NĐT khác nhau. Với kịch bản thị trường diễn biến tích cực, ngoài cổ phiếu, NĐT có thể phân bổ một phần danh mục vào chứng quyền để tối ưu hóa vốn đầu tư. Với kịch bản thị trường thận trọng, NĐT có thể rút vốn khỏi thị trường cổ phiếu và phân bổ một tỷ lệ phù hợp trong phần vốn vừa rút ra vào thị trường chứng quyền để đảm bảo vẫn giữ trạng thái tương ứng ở những cổ phiếu này, mà không phải mạo hiểm với toàn bộ vốn đầu tư của mình.
Tác giả: Trường Thịnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy