Cột mốc quan trọng này xuất hiện sau chưa đầy hai tuần Tổng thống Joe Biden ký dự luật đình chỉ giới hạn nợ công 31,4 nghìn tỷ USD để ngăn chặn kịch bản nước Mỹ lần đầu tiên có thể bị vỡ nợ vào tháng Sáu.
Biện pháp này cho phép chính phủ Mỹ vay tiền không giới hạn cho đến ngày 1/1/2025, thời điểm việc đình chỉ trần nợ kết thúc. Điều này có nghĩa chính phủ Mỹ có thể tiếp tục chi trả cho các dịch vụ trong nước gồm an sinh xã hội và chương trình bảo hiểm Medicare bằng cách vay tiền nước ngoài, và tích lũy nợ nhiều hơn một cách hiệu quả.
Nợ công của Mỹ lần đầu tiên vượt mốc 32 nghìn tỷ USD. Ảnh: Reuters
Mức trần nợ đã bị đình chỉ sau nhiều lần Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nếu như biện pháp này không được thực hiện, Mỹ sẽ không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán.
Vào ngày làm việc đầu tiên sau khi mức trần nợ được đình chỉ, khoản vay liên bang của Mỹ đã tăng khoảng 400 tỷ USD.
Theo tờ New York Times, cột mốc 32 nghìn tỷ USD đã đạt sớm hơn 9 năm so với dự báo trước dịch Covid-19. Giới chuyên gia cho rằng, để tránh một cuộc khủng hoảng khác, chính phủ Mỹ cần giải quyết những yếu tố dẫn đến nợ nần.
Theo dự đoán của Quỹ Peter G. Peterson, Mỹ có thể nợ thêm 127 nghìn tỷ USD trong 30 năm tới, với chi phí lãi vay chiếm khoảng 40% doanh thu liên bang vào năm 2053.
Tác giả: Minh Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy