Tin liên quan
Doanh nghiệp lao đao vì bị mạo danh
Các trang web mạo danh là trung tâm của những rắc rối “khó đỡ” của nhiều doanh nghiệp hay những người nổi tiếng.
Điển hình gần đây nhất vào hồi tháng 3/2015, FPT Telecom đã phải phát đi thông báo đến các cơ quan thông tấn về việc có nhiều trang web giả mạo doanh nghiệp này để chiếm đoạt tài sản.
Theo thông báo của FPT Telecom đã có hai trang web web http://napcuocvienthong.com và http://napcuocvienthong24h.com đã mạo danh FPT Telecom để tiếp cận khách hàng, FPT đã ra thông báo không chịu trách nhiệm và không phụ trách quản lý nội dung của hai website kể trên.
Không những vậy, theo FPT Telecom, trung tâm chăm sóc khách hành của doanh nghiệp này cũng đã nhận được nhiều phải hồi của khách hàng về việc lừa đảo khi sử dụng logo, hình ảnh, tên công ty nhằm kêu gọi khách hàng thanh toán cước viễn thông, nạp thẻ cào điện thoại thông qua hai trang web trên.
Không riêng gì FPT Telecom, Công ty TNHH MTV Tân Hiệp Phát cũng trở thành "khổ chủ" khi hàng loạt trang web tự nhận là phát ngôn chính thức của tập đoàn này được ra đời. Với việc 'ăn theo" thương hiệu nổi tiếng, người tiêu lập tức rơi vào ma trận thông tin giả, dễ bị đánh lừa bởi chủ nhân của những trang "hàng face" đã sử dụng logo và hình ảnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ sau khi truy cập vào trang web mạo danh, người đọc mới "té ghế" vì sự tinh vi của những đối tượng chuyên làm "xiếc".
Trước ma trận thông tin "rởm" đó, nhằm tránh hiểu lầm của giới truyền thông cũng như người tiêu dùng, buộc lòng doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ uống này phải phát thông cáo gửi đến khách hàng và cơ quan truyền thông. Thông cáo của tập đoàn này nói rõ, ngoài 2 kênh thông tin chính thức (http://www.thp.com.vn, http://congthongtin.thp.com.vn.), thì doanh nghiệp này không sử dụng bất cứ kênh thông tin nào khác trên internet. Tân Hiệp Phát không liên quan và không chịu trách nhiệm về các thông tin trên mạng không từ 2 địa chỉ nói trên.
Nhiều sản phẩm "hàng nhái" của nhãn hàng Tân Hiệp Phát nở rộ như nấm sau mưa sau những sự cố của doanh nghiệp này.
Các trang hàng "face" không chỉ tấn công doanh nghiệp công nghệ, đồ uống, mà còn dồn tâm sức để "phát ngôn" cho cả các chủ đầu tư dự án bất động sản. Hồi tháng 1/2015, Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Sala (Thủ Thiêm) cho biết trên mạng internet có hàng loạt các website mạo danh công ty này gây nhầm lẫn cho khách hàng khi tìm hiểu về dự án KĐT Sala. Cũng giống chiêu lừa mạo danh FPT Telecom, trang web mạo danh công ty này cũng đăng tải hình ảnh về dự án, thậm chí cả số điện thoại, tự nhận là nhà phân phối chính thức của dự án khu đô thị Sala và thông báo sẵn sàng nhận tiền đặt cọc mua sản phẩm của dự án.
Không chỉ riêng doanh nghiệp lao đao vì bị mạo danh mà cả những nhân vật nổi tiếng như chính khách, ca sĩ, nghệ sĩ cũng “lao tâm” vì bị mạo danh.
Cách đây không lâu, NSƯT Công Lý và người quản lý của ca sĩ Bùi Anh Tuấn cũng đã phải lên tiếng về việc bị mạo danh trên các trang Fanpage, Facebook. Theo chia sẻ của NSƯT Công Lý trên báo Thể thao và Văn hóa, anh cho biết cũng “lực bất tòng tâm” không biết xử lý ra sao khi nhiều người hỏi có phải trang Facebook mạo danh kia có phải của anh không? Anh chỉ ngao ngán trả lời “ khổ quá có phải tôi đâu”.
Xử lý thế nào?
Mặc dù các công cụ pháp lý cũng như chế tài về các trường hợp hàng "nhái" được ban hành, nhưng tình trạng mạo danh trên mạng internet vẫn nở rộ. Không chỉ bị xử phạt hành chính, mà theo quy định hiện hành, người có hành vi lập các trang web mạo danh hoặc sử dụng các thông tin về cá nhân, doanh nghiệp khi chưa được sự đồng ý có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, Nghị định 97/2008/NĐ-CP về lĩnh vực CNTT-TT và Thông tư 14/2010/TT-BTTTT (TT 14) cũng đã nghiêm cấm các hành vi "Tạo trang thông tin điện tử (website) giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân". Thông tư này cũng khẳng định việc “sử dụng những thông tin, hình ảnh của cá nhân vi phạm các quy định tại Điều 31, Điều 38 Bộ luật Dân sự” chưa được sự chấp thuận của chủ sở hữu cũng bị nghiêm cấm.
Luật gia Võ Xuân Đạt cho hay, hiện nay doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được tư vấn một cách kịp thời, họ chưa quan tâm hoặc ý thức được sự phá hoại từ các trang web mạo danh gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều chuyên gia pháp lý khác nhìn nhận, các hành vi vi phạm về tên miền, địa chỉ web, mạo danh sản sẩm hoặc lợi dụng tên doanh nghiệp vẫn mới chỉ dừng ở mức xử lý vi phạm hành chính nên chế tài đó chưa đủ sức răn đe...
Kiều Chinh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy