Doanh thu môi giới giảm nửa, BSC vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận nhờ tự doanh
Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI-sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với lợi nhuận tăng 17% dù tổng doanh thu hoạt động giảm 14% so với cùng kỳ.
Doanh thu môi giới từng là mảng mang về nguồn thu lớn nhất trong quý I/2022. Tuy nhiên, nghiệp vụ này chỉ mang về 53,4 tỷ đồng trong quý vừa qua, giảm một nửa so với cùng kỳ. Lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 28% lên 124,6 tỷ đồng, lãi từ khoản đầu tư chờ tới ngày đáo hạn (HTM) tăng 20% lên 12.9 tỷ đồng. Hoạt động cho vay cũng tăng 4%, đóng góp 92,2 tỷ đồng trong tổng 287 tỷ đồng tổng doanh thu quý I/2023.
Tuy nhiên, BSC cũng giảm đáng kể khoản chi cho hoạt động môi giới, dù số lượng nhân sự của công ty chứng khoán này vẫn nhích nhẹ so với đầu năm với tổng quy mô tại ngày 31/3 là 290 người.
Đây cũng là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận quý I của BSC tăng 17%, đạt 97,7 tỷ đồng. Dù vậy, thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu giảm nhẹ, từ mức 685 đồng xuống 552 đồng. Nguyên nhân bởi lượng cổ phiếu đang lưu hành đã tăng gấp rưỡi sau đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoàn tất vào cuối quý III/2022.
Dư nợ margin tăng thêm 800 tỷ sau tăng vốn, giải ngân mạnh vào trái phiếu tổ chức tín dụng
Tại thời điểm cuối quý I/2023, tiền và tương đương tiền tại BSC đã giảm về còn 293 tỷ đồng. Trước đó, vào cuối quý III/2022 – thời điểm công ty vừa hoàn tất giao dịch bán vốn chiến lược cho đối tác Hana Securities, lượng tiền xấp xỉ 2.937 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, giá trị tiền và tương đương tiền vẫn còn khá cao (788 tỷ đồng). Cơ cấu tài sản thay đổi đáng kể so với thời điểm nhận góp vốn 2.700 tỷ đồng từ Hana Securities.
Tổng tài sản của Công ty ở thời điểm cuối quý 1 đạt 6.467 ngàn tỷ đồng, tăng 15,7% so với đầu năm. Bên cạnh danh mục đầu tư, dư nợ cho vay đạt 3.493 tỷ đồng, chiếm hơn nửa tổng tài sản của BSC.
Giá trị các khoản cho vay đã tăng thêm gần 500 tỷ đồng so với cuối năm 2022 và tăng 800 tỷ đồng so với thời điểm trước khi cổ đông Hàn Quốc đầu tư mua cổ phần.
Danh mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) cũng tăng mạnh 22% so với cuối năm 2022, đạt gần 1.773 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, BSC tăng đầu tư vào trái phiếu của tổ chức tín dụng (355 tỷ đồng), chứng chỉ tiền gửi (thêm 195 tỷ đồng). Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng thêm gần 500 tỷ đồng.
Trong khi đó, giá trị đầu tư vào cổ phiếu giảm nhẹ, nhưng tập trung hơn ở một số cổ phiếu. Tại quý vừa qua, BSC gom thêm lượng đáng kể cổ phiếu FPT, DGC, IDC, STB, VTP…
Danh mục đầu tư cổ phiếu của BSC
Trái phiếu chưa niêm yết tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục này, đạt hơn 987 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu của các tổ chức tín dụng chiếm hơn 840,5 tỷ đồng.
Tác giả: Thanh Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy