Ô nhiễm môi trường, Trung Quốc sẽ trờ thành cường quốc nhập khẩu gỗ?
25/03/2016 08:23:42
ANTT.VN – Trung Quốc đã thông qua những hướng dẫn về bảo vệ, phục hồi và đảm bảo sử dụng bền vững các cánh rừng trong giai đoạn 2010-2020, cắt giảm hạn ngạch khai thác gỗ thương mại và mở rộng lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc.

Tin liên quan

Vào những tháng cuối năm 2015, cả đại lục hoang mang trước tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, từ các nguồn nước, rác thải cho đến không khí khi Bắc Kinh liên tiếp lên tiếng  “báo động đỏ”. Đầu năm 2016, tin vui đến với Trung Quốc khi chỉ số ô nhiễm được cắt giảm bằng cách đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo tự nhiên, trồng cây gây rừng, xây dựng những “lá phổi xanh” cho đất nước.

Trung Quốc liên tục "báo động đỏ" vì ô nhiễm môi trường

Một nghiên cứu mới đây đăng trên Science Advances đã khẳng định, kể từ năm 1998 đến nay, tình trạng suy thoái rừng ở Trung Quốc đã giảm bớt, nhưng điều này dường như đang làm hao tốn tiền của các nước khác. Theo đó, từ năm 2000 đến 2010, đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng trong 1.6% diện tích đất của Trung Quốc. Đáng nói nhất là chương trình Bảo Vệ Rừng Tự Nhiên thực hiện từ giai đoạn 1998 - nay, quy định cấm khai thác rừng thiên nhiên của Trung Quốc sau hậu quả việc chặt phá cây cối gay gắt gây ra lũ lụt nghiêm trọng.

Trung Quốc đã thông qua những hướng dẫn về bảo vệ, phục hồi và đảm bảo sử dụng bền vững các cánh rừng trong giai đoạn 2010-2020.  Theo số liệu của một nghiên cứu, giai đọan 2000 - 2010, độ che phủ tại quốc gia này tăng hơn 1,6%. Năm nay, Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm hạn ngạch khai thác gỗ thương mại khác 6,8% và sẽ mở rộng lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc.

Trước nhu cầu bảo vệ  gỗ ngày càng cao ở đại lục, lệnh cấm đồng nghĩa với việc giới buôn lậu sẽ phải nhập khẩu gỗ từ các quốc gia khác như Việt Nam, Madagsca và Nga để thỏa mãn nhu cầu.

Chính phủ dự đoán đến năm 2020 Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 40% gỗ. Theo trụ sở tại London, khai thác gỗ trái phép tăng gần gấp đôi từ 2000 - 2013, tăng lên hơn 1,1 tỷ feet khối. Thậm chí,  năm 2013 Trung Quốc mua đến 90% gỗ xuất khẩu từ  Mozambique  và tăng gấp ba lần khối lượng gỗ hồng mộc quý hiếm nhập  khẩu từ Myanmar. Tại Madagasca, lâm tặc ra sức chặt hạ cây và phần lớn rừng ở viễn đông Nga đều biến thành các sản phẩm  nội thất ở Trung Quốc hay các sản phẩm của nhà sản xuất sàn gỗ.

Theo dự kiến, đến cuối năm 2020, Trung Quốc sẽ nâng diện tích che phủ rừng thêm 223 triệu héc ta - tương đương 23% diện tích của quốc gia, tăng con số này lên 312 triệu héc ta, chiếm  hơn 32,5% diện tích cả nước. Quan trọng nhất phải gắn với công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng cây bụi ở những vùng dễ bị tổn thương về mặt sinh thái.

Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu gỗ lậu

Ở Trung Quốc, vùng rừng miền đông bắc và miền tây nam, vùng rừng ở chỗ ngoặt sông Ya-lu-chang-pu là những vùng rừng chủ yếu. Ngoài ra, đất nước này còn có hệ thống rừng che chở rộng lớn như dải rừng miền Đông Bắc, Hoa Bắc và Tây Bắc với tổng chiều dài hơn 7000 cây số, diện tích khoảng 260 triệu héc-ta, chiếm 1/4 tổng diện tích đất đai Trung Quốc, được gọi là “Công trình sinh thái lớn nhất trên thế giới”.

Trước hiện trạng nhập khẩu gỗ tràn lan, nước bạn cũng yêu cầu Trung Quốc nên cố gắng tôn trọng kiểm soát xuất khẩu gỗ của các đối tác thương mại, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Đồng thời, các công ty Hoa Kỳ và EU cần thực hiện kiểm toán độc lập các nhà cung cấp để đảm bảo rằng hàng nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong nước.

Nhìn chung, làm giảm nhẹ tác động của nền kinh tế Trung Quốc với môi trường toàn cầu chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng nếu đại lục có thể hoạt động ở nước ngoài như những công ty của họ đã làm ở nước nhà, quốc gia này sẽ trở thành một cường quốc nhập khẩu gỗ mới.

Thu Cúc

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến