Tin liên quan
Vừa qua, thông tin Vinaxuki cùng đường, phải tuyên bố chào bán nhà máy lấy tiền trả nợ đã khiến không ít người nặng lòng với ngành công nghiệp ô tô dày thêm trăn trở.
Ở một giác độ nào đó, câu chuyện đã đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp sản xuất ô tô “made in Vietnam” và là ví dụ điển hình của sự thất bại của ngành công nghiệp ô tô Việt.
“Chính sách phát triển ô tô chính là một sai lầm của chúng ta khi đã áp dụng rập khuôn mô hình phát triển xe hơi của Liên Xô trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường”, một chuyên gia kinh tế kỳ cựu bình luận với phóng viên ANTT.VN.
Theo vị chuyên gia này, chính sách mà Liên Xô đã áp dụng là hoàn toàn phù hợp với với họ, xét trong bối cảnh kể từ 1921 trở đi nếu Liên Xô không tự sản xuất được thì cũng “không ai bán”. Do đó, Liên Xô buộc phải có công nghệ và họ đã tự làm được mọi thứ. Tiếp đó, sau năm 1945, nền công nghiệp của Liên Xô cũ cũng như khối SEV (Hội đồng Tương trợ Kinh tế hay còn gọi là tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ thống XHCN trong giai đoạn 1949 – 1991) cơ bản là một nền công nghiệp khép kín trong nội khối và không có giao dịch quốc tế.
“Nhưng Việt Nam chúng ta khi đổi mới lại lấy ngay bài học của Liên Xô, tức là xác định lấy cơ khí làm mũi nhọn. Song, sản xuất ô tô về bản chất lại là cơ khí chế tạo động lực mà điều này thì đòi hỏi công nghệ và trình độ khoa học rất cao. Như công nghệ tôi luyện piston chẳng hạn. Chúng ta đã đặt nhiệm vụ vượt quá sức của mình”, vị này nhớ lại.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Bổ sung cho ý kiến trên, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đưa ra một cái nhìn khá chân thực và cụ thể: “Đầu tiên phải bình tĩnh nhìn nhận rằng trong 193 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Liên Hiệp Quốc, thử hỏi có bao nhiêu quốc gia đã thực sự tự sản xuất được ô tô (?). Con số có lẽ là chỉ tính trên đầu ngón tay”.
Đối với ô tô, bộ phận quan trọng nhất chính là động cơ và theo TS. Kiên, đó mới chính là “bộ não” của mỗi chiếc xe. Và cái “bộ não” ấy, trên toàn thế giới, theo thống kê, mới chỉ có cả thảy 13 nước đủ sức để làm.
“Thế thì bảo Việt Nam chen chân vào số ấy thì đúng là mơ ngủ giữa ban ngày”, ông kết luận.
Ninh Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy