Container hàng hóa tại Cảng Hải Phòng. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á sẽ giảm từ 5,6% năm ngoái xuống 4,6% trong năm nay, do nhu cầu yếu hơn khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại.
Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2023 của OECD cho biết tăng trưởng kinh tế của Thái Lan dự kiến sẽ tăng từ 2,6% năm ngoái lên 3,8% trong năm nay, đứng thứ sáu trong số các nền kinh tế khu vực. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu yếu hơn, GDP của Thái Lan dự kiến sẽ tăng 3,8% vào năm 2024.
Trong khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong năm nay với 6,4%, tiếp theo là Philippines và Campuchia với mức tăng trưởng 5,7% và 5,4%. OECD dự đoán Singapore và Myanmar sẽ có mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong khu vực, lần lượt ở mức 2,2% và 2%.
Báo cáo cho biết các yếu tố chính kìm hãm tăng trưởng ở Đông Nam Á trong năm nay là lạm phát dai dẳng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo, mức lạm phát hiện tại trong khu vực là vừa phải và dưới mức trung bình của các nước OECD, mặc dù mức độ này sẽ tiếp tục duy trì.
Ông Kensuke Molnar-Tanaka, trưởng bộ phận châu Á tại Trung tâm Phát triển OECD, cho biết thương mại đối với nhiều quốc gia trong khu vực diễn ra mạnh mẽ vào năm ngoái, nhưng đã chậm lại từ quý IV/2022. Theo ông Tanaka, thương mại được dự báo sẽ suy yếu trong năm nay do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, bao gồm cả các nút thắt từ phía cung.
Tuy nhiên, ông nhận định việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ phần nào bù đắp sự suy giảm này, nhấn mạnh dòng chảy xuyên biên giới từ Trung Quốc sẽ là một nguồn quan trọng trong khu vực.
Trong khi đó, bà Alisara Mahasandana, trợ lý Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT), đánh giá việc Trung Quốc mở cửa lại biên giới sẽ có lợi cho ngành du lịch và xuất khẩu của Thái Lan trong năm nay. Bà Alisara cho biết: “Sự phục hồi của Thái Lan ngày càng vững chắc hơn chủ yếu nhờ sự quay trở lại của khách du lịch Trung Quốc. Chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đại dịch so với các nước khác trong khu vực vì nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc nhiều vào du lịch. Khi ngành du lịch phục hồi, thu nhập và việc làm được cải thiện sẽ dẫn đến tăng tiêu dùng tư nhân và nhu cầu trong nước.”
Theo OECD, tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc trong năm nay là 5,3%, tăng so với mức 3% của năm ngoái. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế tại Trung Quốc vào đầu năm nay dự kiến sẽ bị kìm hãm bởi sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19.
Báo cáo của OECD lưu ý rằng nhu cầu du lịch tiếp tục bị dồn nén trong khu vực dự kiến sẽ bù đắp một phần cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa yếu kém. Trong khi đó, việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “Không COVID” sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch đến khu vực, giúp ích cho các nền kinh tế dựa vào doanh thu du lịch quốc tế./.
Tác giả: Đỗ Sinh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy