Tin liên quan
Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường do ông Nguyễn Thủy Nguyên làm Tổng Giám đốc được thành lập năm 1992, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp có tiềm lực lực lớn mạnh trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, Vạn Cường đã được Bộ GTVT giao nhiều dự án thi công đường bộ lớn như quốc lộ 1A và quốc lộ 14…
Không chỉ vậy, Vạn Cường hiện tại chính là ông chủ đang nắm giữ khoảng hơn 70% cổ phần tại Tổng công ty Vận tải thủy VIVASO – một doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực vận tải sông. Thâu tóm VIVASO có thể nói là một thương vụ đánh đấu bước ngoặc lớn trong chiến lược đầu tư của Vạn Cường.
Điều đáng nói ở đây là thời điểm mua cổ phần và một số tuyên bố của Vạn Cường sau khi bỏ tiền vào VIVASO khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi ?
Theo tin từ PLVN, ngày 19/3/2014, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, VIVASO đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với việc chào bán rộng rãi hơn 15 triệu cổ phần (tương đương 46% vốn điều lệ). Tuy nhiên, tại thời điểm này nhà đầu tư Vạn Cường không xuất hiện. Kết quả phiên đấu giá lần đầu, VIVASO chỉ bán ra được hơn nửa triệu cổ phần, với mức đấu giá thành công là 10.000 đồng/cổ phần…
1 tuần sau đó, nhà đầu tư Vạn Cường đột nhiên gửi công văn tới Bộ GTVT về việc xin mua hết toàn bộ hơn 14 triệu cổ phần chưa bán hết trong ngày 19/3/2014.
Sau khi chi hàng trăm tỷ để thâu tóm VIVASO, ông Nguyễn Thủy Nguyên khi ấy đã trở thành tân Chủ tịch của doanh nghiệp này kêu rằng: “Các công ty đường bộ bán cổ phần thì thi nhau mua, nhưng công ty thủy thì bán mãi chẳng ai mua. Lý do là vì vận tải thủy nghèo, người làm đường thủy rất nghèo!”… !???
Tuy một mặt thì kêu than vận tải thủy đang gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt khác Cty Liên hợp xây dựng Vạn Cường tiếp tục đăng ký mua thêm 20% cổ phần tại VIVASO ngay sau đó không lâu.
Mua VIVASO, nhà đầu tư Vạn Cường có trong tay nhiều khu đất “vàng”, trong đó có Cảng Hà Nội
Một thương vụ gây xôn xao khác gần đây của Vạn Cường là việc ông lớn lĩnh vực vận tải đi… làm phim.
Cụ thể, Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO) đã chi 32,5 tỷ đồng để mua lại 65% cổ phần của Hãng phim Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn về lý do VIVASO trở thành “ông chủ mới” của hãng phim truyện Việt Nam (VFS), ông Nguyễn Danh Thắng, Phó TGĐ Tổng Công ty vận tải thủy cho biết: "Công ty chúng tôi yêu điện ảnh nên chúng tôi mua lại Hãng phim truyện, cũng giống như các doanh nghiệp khác yêu bóng đá thì họ mua lại một đội bóng nào đó vì đam mê. Tôi cho rằng không nhất thiết nhà̀ đầu tư phải có chuyên môn về lĩnh vực của nơi họ mua".
Ông Thắng cho biết thêm, sau khi mua lại cổ phần VFS, VIVASO cũng đã có cam kết với Bộ VH-TTDL về việc dành 20% vốn điều lệ để hoạt động về điện ảnh. Điều này đã được Giám đốc VFS, Đạo diễn, NSND Vương Đức xác nhận trong phóng sự phát trên VTV1 ngày 3/5/2016, báo Lao động cho hay.
Về phương án hoạt động sau CPH, Giám đốc VFS cho biết: Ngoài hoạt động sản xuất phim truyện và nghệ thuật, công ty sẽ mở rộng các lĩnh vực kinh doanh khác như nhà hàng xuất khẩu nhiều mặt hàng. Công ty đặt mục tiêu năm 2016 đạt doanh thu 45 tỷ đồng.
VIVASO mua lại Hãng phim truyện Việt Nam vì "yêu điện ảnh"...???
Điều đáng chú ý nằm ở mức giá mà nhà đầu tư chiến lược bỏ ra chỉ vài chục tỷ nhưng đã nắm quyền chi phối cả hãng phim, cũng như kế thừa quyền và trách nhiệm liên quan đến nhiều khu đất, đặc biệt là 5.450m2 đất vàng tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội) mà hãng phim này đang quản lý.
Giá trị thị trường được cho là lên tới cả ngàn tỷ đồng nhưng không được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, vì đó là đất hãng phim này thuê của nhà nước.
Với những động thái này của Vạn Cường khiến dư luận không thể không đặt nghi vấn, phải chăng ông Nguyễn Thủy Nguyên đang đi đường vòng để lấn sân sang bất động sản?
Nên đọc
Diệu Ly (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy