Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, trong đó có Nga, còn gọi OPEC+, hôm qua (2/3) quyết định giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu ở mức 400.000 thùng/ngày vào tháng 4 tới, bất chấp giá dầu tăng kỷ lục do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Mức tăng này được OPEC+ duy trì từ tháng 7/2021, khi bắt đầu thu hẹp dần các mức cắt giảm sản lượng để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc do làn sóng lây nhiễm đầu tiên của dịch Covid-19.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu thô tại thị trường Mỹ và quốc tế hôm 2/3 đã tăng vượt mức 110 USD/thùng, khi các nhà đầu tư lo ngại vế chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga - một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới. Liên minh các quốc gia sản xuất dầu có thể hưởng lợi từ giá dầu cao, nhưng điều này cũng có thể phản tác dụng và đẩy các nền kinh tế tiêu thụ dầu vào suy thoái.
Trước đó, Cơ quan năng lượng quốc tế đã yêu cầu OPEC+ tăng sản lượng nhiều hơn nữa, do nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt. Cơ quan năng lượng quốc tế hôm 2/3 cũng quyết định giải phóng 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ chiến lược, gửi đi thông điệp rằng nguồn cung dầu sẽ không bị thiếu hụt do cuộc khủng hoảng tại Ukraine./.
Tác giả: Thu Hoài
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy