Ngày 12/10, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Hà Nam phối hợp với Đội 1, Phòng An ninh kinh tế (PA04), Công an tỉnh Hà Nam thực hiện kiểm tra đối với 3 điểm bán dầu diesel tự phát thực hiện bán lẻ dầu diesel cho khách hàng, trên địa bàn thôn 2 Tâng, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm.
Tại thời điểm kiểm tra, tất cả các cơ sở trên đều không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa với tổng số lượng là 6.620 lít dầu diesel để tiếp tục xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng phát hiện gần 7.000 lít dầu diesel không rõ nguồn gốc tại Hà Nam (Ảnh: Cục QLTT Hà Nam)
Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 vừa dẫn giải tàu số hiệu BT99887TS chở khoảng 46.000 lít dầu diesel không rõ nguồn gốc về tới cảng Hải đội 301 tại TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để tiếp tục điều tra xử lý. Theo lời khai ban đầu của ông Đặng Hữu Hiền (SN 1967, trú tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre; thuyền trưởng) số dầu đang vận chuyển trên tàu được mua trôi nổi trên biển từ một tàu không rõ số hiệu, đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ thì bị kiểm tra, tạm giữ.
Trước đó, nhiều vụ vận chuyển dầu diesel không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị lực lượng chức năng phát hiện.
Ngày 28/9, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 (đóng ở TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) phát hiện tàu cá mang số hiệu TG 93698 TS có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra hành chính. Thuyền trưởng khai, tàu đang vận chuyển khoảng 80.000 lít dầu diesel, toàn bộ số dầu này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Vào tháng 5 vừa qua, lực lượng bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng đã phát hiện tàu số HP 3053 vận chuyển 5.020 lít dầu diesel. Tại thời điểm kiểm tra, lái tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc của số dầu trên.
Nghị định số 99/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và dầu khí quy định: Với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Tác giả: Hạnh Nguyên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy