Tin liên quan
Lãnh đạo Cục CSGT khẳng định rằng, “cát tặc” hiện nay không phải chỉ đơn thuần là tội phạm hình sự như trước mà là phải xác định đây là tội phạm kinh tế. Những người chủ thực sự của những mỏ cát trên đều là những người hiểu biết pháp luật, có tư vấn pháp luật, dựa trên danh nghĩa công ty để lợi dụng khai thác tài nguyên, tối đa hoá lợi nhuận bằng cách trốn các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước do chỉ kê khai số lượng theo hồ sơ đăng ký khai thác.
Sau khi có được giấy phép khai thác, phần lớn họ chỉ quan tâm đến việc kiểm đếm khối lượng cát “thu tô”, còn toàn bộ hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, an toàn đều thuê người khác làm, bỏ ra rất ít chi phí dẫn đến siêu lợi nhuận.
Điều này quả thực không sai khi một cán bộ Cảnh sát đường thuỷ (CSĐT) cho biết “có những vụ biết là đối tượng khai thác quá phép, thậm chí trái phép nhưng không xử lí được vì ở cấp địa phương, không có đủ điều kiện để đo đạc, xác định vị trí khai thác có đúng với sơ đồ, vị trí được phép hay không. Khi anh em đến kiểm tra, đối tượng còn tỏ vẻ bất hợp tác, thậm chí thách thức người thực thi công vụ”.
Cơ quan điều tra thi hành lệnh đối với bà Phạm Thị Nguyệt Nga, Giám đốc Công ty Anh Tùng
Trên thực tế, tại một số đơn vị Cảnh sát đường thuỷ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo đảm ATGT, ANTT trên tuyến sông có mỏ cát được phép khai thác nhưng khi phát hiện đối tượng khai thác có dấu hiệu sai vị trí, đã áp tàu vào kiểm tra.
Đối tượng không những không chấp hành mà còn ỷ thế tàu lớn nổ máy bỏ đi, kéo theo cả ca nô của CSĐT đến vị trí được cấp phép, đối tượng mới mở dây, giải thoát cho can nô của lực lượng Công an.
Trở lại vấn đề tội phạm kinh tế trong khai thác cát, ở thời điểm hiện tại, các tàu hút cát của số đối tượng tự phát không nhiều. Ở Hà Nội, tập trung nhiều ở khu vực Đan Phượng, Phúc Thọ, Mê Linh và Ba Vì vì trữ lượng cát ở đây khá lớn, cát đẹp, bán được giá cao nên các đối tượng thường lợi dụng đêm tối mang tàu ra hút trái phép.
Khi phát hiện lực lượng chức năng, chúng lập tức tắt máy, thu vòi, thậm chí bỏ lại tàu, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra. Đội TTKS giao thông số 1, Phòng Cảnh sát đường thuỷ (PC68) Hà Nội cho biết, đối với trường hợp bỏ tàu, đơn vị đã kiên quyết xử lí bằng cách lập sơ đồ hiện trường sau đó tự lái tàu về hoặc thuê tàu kéo phương tiện hút cát của đối tượng về bến đỗ để xử lí.
Lực lượng CSGT làm việc với Giám đốc Công ty Quảng Tây
Được biết, trong quý 1 năm 2017, Đội TTKS giao thông số 1, PC68 Hà Nội đã trực tiếp bắt giữ 10 tàu khai thác cát trái phép, phối hợp với các lực lượng khác bắt giữ 8 tàu nữa. Kết quả này cao nhất trong các đơn vị của Công an TP Hà Nội về công tác đấu tranh chống “cát tặc”. Tuy nhiên, đối với các công ty có giấy phép khai thác cát có phép nhưng khai thác sai phép, quá phép thì chưa đấu tranh được.
Việc khai thác trộm như trên đa phần chỉ diễn ra nhỏ, lẻ, không còn tình trạng côn đồ, cát cứ như trước đây. Còn nhớ, năm 2014, Cục CSGT phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự phá chuyên án khai thác cát hoạt động theo kiểu xã hội đen do Vũ Anh Toàn (Toàn cụt) cầm đầu.
Băng nhóm này gồm nhiều đối tượng, thuê đất kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng đã cho thuê bến cãi tập kết khai thác cát, xúc đất bãi bồi đem bán, sau đó thao túng mặt sông, tổ chức khai thác cát trái phép gây nhức nhối trong dư luận địa phương. Sau khi Toàn “cụt” bị bắt, việc khai thác cát trái phép trở nên tinh vi hơn, không đơn thuần là tội phạm hình sự như Toàn trước đây.
Trên thực tế, để xin được giấy phép khai thác cát không hề dễ, phải có rất nhiều thủ tục mới có được “lá bùa” hộ mệnh để rút ruột lòng sông. Giám đốc Công ty Quảng Tây Nguyễn Thế Sang cũng thừa nhận “Để có được giấy phép, tôi phải cố gắng rất nhiều. Làm thủ tục, giấy tờ, đi lại nhiều nơi, nhiều lần trong 4-5 năm từ năm 2011 đến năm 2015 mới được thành phố cho phép”.
Dư luận không khỏi đặt câu hỏi, liệu có vấn đề gì khuất tất phía sau?
Cụ thể như Công ty Quảng Tây, được cấp phép 10 năm với trữ lượng 1,039 triệu m³, trừ 2 năm xây dựng và phục hồi môi trường thì mỗi năm chỉ được phép khai thác hơn 125 nghìn m³. Thế nhưng, với 4 tàu cuốc công suất khai thác 200 m³/h, khai thác 24h/ngày thì chỉ trong khoảng 10 ngày thì đã vượt công suất khai thác cả năm. Với giá cát như thời điểm hiện tại, thì bán ngay trên sông, mỗi ngày công ty này đã thu về hơn 1 tỷ đồng.
Cũng như công ty Quảng Tây, Công ty TNHH thương mại Anh Tùng do Phạm Thị Nguyệt Nga, 57 tuổi, trú ở ngõ 462 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội làm Giám đốc cũng tương tự như vậy.
Công ty này được Bộ Giao thông vận tải cấp phép duy tu luồng đường thuỷ quốc gia, tận thu sản phẩm trên sông Hồng đoạn qua Thượng Cát - Võng La (km 199 +000 đến km 207+000) với trữ lượng cát là hơn 124 nghìn m3. UBND TP Hà Nội cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ ngày 6-2-2015.
Theo vị trí được cấp phép thì lô số 1 thuộc đia bàn phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm; lô số 2 thuộc địa bàn xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
Ngày 11-4-2015, Cục đường thuỷ Việt Nam mới bàn giao mốc giới theo Dự án nhưng Công ty Anh Tùng đã tổ chức khai thác ngoài vị trí cho phép từ ngày 17-1 (trước gần 3 tháng so với giấy phép).
Cục CSGT đã lập chuyên án đấu tranh với việc khai thác cát trái phép của Công ty này, đồng loạt triển khai lực lượng, phát hiện, tạm giữ 49 phương tiện thuỷ gồm 15 tàu cuốc, 3 tàu hút cát, 2 tàu tiếp dầu, 1 xuồng với 139 người trên các phương tiện có liên quan đến hoạt động khai thác cát.
Đồng thời, tổ công tác trên bờ kiểm tra bến bãi, đã thu giữ đươc nhiều chứng cứ, tài liệu khai thác cát trái phép của Công ty này.
Qua xác minh, lực lượng chức năng đã làm rõ chỉ trong gần 3 tháng tổ chức khai thác, công ty Anh Tùng đã hút được hơn 820 nghìn m³ cát (trong khi đó, trữ lượng được phép khai thác trong 2 năm là hơn 124 nghìn m³). Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, Công ty Anh Tùng đã khai thác vượt quá hơn 6,5 lần so với giấy phép, thu về bất chính nhiều tỷ đồng.
Nếu với tốc độ rút ruột lòng sông như trên, thì trong vòng 2 năm được phép nạo vét sông, trữ lượng cát bị công ty khai tác này sẽ là con số cực khủng với số tiền lãi chắc chắn không ngành nghề nào kinh doanh có thể bằng được.
Đi với anh em Cảnh sát đường thuỷ, họ nói hài hước nhưng đầy tâm tư: Đối với các dự án nạo vét dòng chảy, mỏ cát có giá trị, các công ty luôn “thi đua” khai khác hoàn thành xuất sắc, vượt mức nhiều lần về thời gian, khối lượng cát so với giấy phép được giao. Hay, chiều sâu của nước sông khi nạo vét tỷ lệ thuận với chiều sâu của cát nhưng tỷ lệ nghịch với chiều sâu của bùn. Nhiều đoạn có cát, chiều sâu của nước đủ để làm “cảng biển nước sâu”.
Đưa ra con số cụ thể như vậy, để nói rằng, lợi nhuận từ khai thác cát khủng khiếp đến dường nào. Thế nên, nhiều đối tượng sẵn sàng làm mọi thứ, không loại trừ cả việc mua chuộc lực lượng chức năng để có “lá bùa” hộ mệnh như trên. Mà một khi đã có “bùa” trong tay, thì lực lượng công an ở cơ sở như CSGT, hay Công an huyện thường “không là gì” bởi lực lượng này mỏng về con người, khó khăn về phương tiện, sông nước mêng mông không giống như xử lý trên cạn.
Theo CAND
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy