Dòng sự kiện:
Phó Thủ tướng: Kiểm soát CPI bình quân 2019 từ 3,3 – 3,9%
28/04/2019 18:00:34
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu giữ lạm phát trỏng khoảng 3,3 - 3,9% theo kịch bản đề ra bằng cách yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, kiểm soát các tác động về giá.

Theo kết luận của vừa được Văn phòng Chính phủ công bố, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, yêu cầu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 ở mức từ 3,3 – 3,9% theo kịch bản điều hành giá đã đặt ra từ đầu năm và giữ lạm phát lõi ở mức 1,8%.

Kiểm soát CPI bình quân cả năm ở mức 3,3-3,9%. (Ảnh: Liên Hương)

9 tháng còn lại của năm 2019, nhất là đối với quý II, lãnh đạo Chính phủ cho rằng đây là thời gian bản lề cho công tác điều hành giá cả năm. Hiện các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu có xu hướng biến động khó lường, khó dự báo. Một số mặt hàng do Nhà nước định giá đang trong quá trình rà soát, đánh giá, xem xét điều chỉnh theo lộ trình thị trường.

Mặt khác, công tác điều hành giá dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, nhất là khi có nhiều yếu tố biến động bất thường do thiên tai, bão lũ cũng như rủi ro về thị trường và tình hình chính trị, tài chính quốc tế có thể xảy ra.

Vì vậy, Phó Thủ tướng các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.

"Kiểm soát tổng mức tín dụng cả về cơ cấu và chất lượng tín dụng. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất. Phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,8%", Phó Thủ tướng kết luận.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị theo dõi sát giá nông sản, cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, ngăn chặn dịch bệnh với lợn... Giá xăng dầu cần đảm bảo bình ổn thị trường. Đồng thời liên Bộ Tài chính, Công Thương phải chủ động có kịch bản ứng phó phù hợp nếu giá xăng dầu tăng cao để tránh ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát cũng như đảm bảo dư địa điều hành cho các tháng cuối năm.

Đối với mặt hàng điện, Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện. Phó Thủ tưỡng cũng yêu cầu công khai, minh bạch chi phí đầu vào, thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định.

Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ còn lưu ý tới việc điều hành giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá vật liệu xây dựng, bất động sản, giá sử dụng đường bộ BOT và cước vận tải...

Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) cảnh báo lạm phát có thể tăng mạnh trong quý II do độ trễ của việc áp dụng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu và tăng giá điện trong quý I.

Báo cáo của VEPR đưa ra dự báo lạm phát bình quân năm 2019 ở mức 4,2%, cao hơn mức 4% mà Quốc hội phê duyệt. Các quý II, III lạm phát bình quân lần lượt là 2,78% và 3,26%.

Trong báo cáo mới nhất của mình Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lạm phát bình quân năm 2019 ở mức 4%.

Theo Người đồng hành

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến